Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2010

Mẹ chat với Thỏ và Cún

Thỏ và bố ra HP 10 ngày. Thỏ và Cún hay cùng nhau chơi game và online bằng nick của chú Thịnh để chát với mẹ.


Thinh thoi Nguyen: bac lan oi


thobong: bác dây


thobong: chị Thỏ đâu con?


thobong: 2 chị em uống sữa chưa?


Thinh thoi Nguyen: bac dang lam gi vay


thobong: bác Thắng có mua sữa cho 2 chị em uống không


thobong: bác đọc báo


Thinh thoi Nguyen: co a


thobong: 2 chị em ngủ ở dâu


Thinh thoi Nguyen: hai chi em ngu o duoi nha


thobong: có nóng không con


thobong: bác Thắng đang làm gì thế?


thobong: chị thỏ ngồi cạnh con à?


Thinh thoi Nguyen: bac thang dang xem ti vi


thobong: con vào SG ở với bác không


thobong: bác nuôi nhé


Thinh thoi Nguyen: cho khi nao chau hoc xong da


thobong:  


thobong: nhớ nhé


Thinh thoi Nguyen: vang chau biet roi bac a


thobong: sau này con là nghề lái tàu nhé


thobong: lái tàu biển hẳn hoi


thobong: tàu to ơi là to


Thinh thoi Nguyen: chau xe lam nghe cong an


thobong: muốn vậy mắt con phải tinh nhé


thobong: hehheh


thobong: nghề lái tàu thích hơn


Thinh thoi Nguyen: chau biet roi bac a


thobong: được đi nhiều nước


thobong: có nhiều tiền giúp mẹ nuôi em Linh và em Chi


Thinh thoi Nguyen: binh thuong thoi bac oi


Thinh thoi Nguyen: co chu bac


Thinh thoi Nguyen: lam de lay tien chu


thobong: con nhớ lời bác dặn nhé


thobong: chơi game ít thôi


thobong: mắt cận như chú Thịnh là kg được làm công an


Thinh thoi Nguyen: vang chau biet roi bac a


thobong: không làm nghề lái tàu được đâu


Thinh thoi Nguyen: the thi cang tot chau muon lam nghe cong an hon nhieu


thobong:


Thinh thoi Nguyen:


thobong: cười gì mà vui thế


Thinh thoi Nguyen: the ngay mai bac co di lam khong


thobong: mắt cận không được làm công an


thobong: mai bác được nghỉ


thobong: bác phải chăm sóc chị Bông


thobong: chị Bông vừa nghich


Thinh thoi Nguyen: chau tuong bac van di lam


thobong: chị Bông đang bị ốm nữa


thobong: chán quá


Thinh thoi Nguyen: the thi bac cham lo cho chi Bong that tot


thobong: bác hy vọng mai chị Bông hết ốm


thobong: mai là ngày gì cháu biết không?


Thinh thoi Nguyen: mai la ngay cung bo chau


thobong: đúng rồi


thobong: cháu nhớ bố không


Thinh thoi Nguyen: chau co


thobong: có chứ nhỉ


Thinh thoi Nguyen: vang a


thobong: mai cháu thắp hương cho bố nhé


thobong: cháu nói chuyện với bố nữa nhé


Thinh thoi Nguyen: vang chau biet roi


Thinh thoi Nguyen: ok


thobong:


Thinh thoi Nguyen:


thobong: bác yêu cháu lắm


Thinh thoi Nguyen: chau cung yeu bac nhieu lam bac a


thobong: cháu thiệt thòi hơn chị thỏ chị bông vì bố cháu mất sớm


Thinh thoi Nguyen: chau biet roi bac a


Thinh thoi Nguyen: chi tho dang muon chat voi bac nay


thobong: uh


thobong: bác chat với cả 2 đứa


Thinh thoi Nguyen: me oi con ne


thobong: uh mẹ nghe


Thinh thoi Nguyen: hihi


Thinh thoi Nguyen: o day khong khi giong nhu o hai phong khong bac


Thinh thoi Nguyen: em bong dang om ha me


thobong: ở SG hôm nay cũng nóng


thobong: uh


thobong: em Bông sốt


thobong: mai con thắp hương cho chú con xin chú phù hộ em bông hết sốt nha


Thinh thoi Nguyen: con buon qua me a


thobong: sao con buồn?


Thinh thoi Nguyen: vi con thuong em bong


thobong: uh


thobong: em bông nhớ bố


thobong: khóc 

 và gọi bố ơi


Thinh thoi Nguyen: da


Thinh thoi Nguyen: chi bong nam nay bao nhieu tuoi roi bac


thobong: chị Bông gần 3 tuổi


thobong: em Chi mấy tuổi nhỉ


Thinh thoi Nguyen: va bac cho chau biet khi nao sinh nhat chi bong


Thinh thoi Nguyen: cung nhu Bong


thobong: ngày 20/11 đó con


thobong: rất dễ nhớ


thobong: ngày nhà giáo việt nam


Thinh thoi Nguyen: vang chau biet roi bac a


Thinh thoi Nguyen: me oi con co di hoc anh van Thần Đồng khong


thobong: chắc có


thobong: con thích SG hơn hay Hải Phòng hơn


Thinh thoi Nguyen: con van thich Hai Phong hon vi co bau khong nhi rat re chiu


thobong:


thobong: bầu kg khí thế nào


thobong: tả mẹ nghe coi


thobong: ủa


thobong: ai trả lời


thobong: cún hay thỏ?


Thinh thoi Nguyen: no co bau khong khi cua hoa phuong do


thobong: hehheh


thobong: cún trả lời hả


Thinh thoi Nguyen: khong me a con chi nho cun nhac Hai Phong la co hoa phuong do me a


Thinh thoi Nguyen: chau chao bac nhe bac a


 


Hết phim. 22h30 hai chị em đi ngủ.


Cún học lớp 7 mà viết sai chính tả nhiều lắm. Bánh cuốn mà chàng "chơi" bánh quấn

. Đoạn phim trên Cún type sai chính tả nhưng Mẹ không biên tập lại. Tuy là Thỏ cũng chat với mẹ nhưng Thỏ đọc, Cún type


 

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Thập Chú



THẬP CHÚ


(Phạn – Hán)


NAMOYTS sưu tầm từ trang nhà http://trisieu.free.fr/


Trong thời công phu khuya ở đa số các chùa đều có tụng chú Lăng Nghiêm, đại bi và thập chú. Từ lâu tôi vẫn có ý tìm lại những bản tiếng Phạn (Sanskrit) của những bài chú này. Trong quyển “Nhị Khóa hiệp giải” có nói rõ về xuất xứ của các bài chú này, nhưng đương nhiên là không có tiếng Phạn. Sau này Hòa thượng Thiền Tâm trong Kinh Niệm Phật Ba la mật, có phiên âm lại bài chú Vãng Sinh cho giống với tiếng Phạn hơn. Các thần chú đều được chư tổ phiên âm từ Phạn sang Hán, rồi từ Hán sang Việt. Trải qua hai lần phiên âm như vậy nên cũng cùng một chữ Phạn mà khi sang tiếng Việt thì biến thành nhiều dạng, thí dụ như chữ Svaha, biến thành: xóa ha, tóa ha, tát bà ha, ta phạ ha, tá hắt. Chữ Om biến thành Án, Úm, v.v…


Theo giáo lý Mật tông hay Chân ngôn tông thì việc tụng và phát âm thần chú rất quan trọng. Vì Phạn âm (đúng hơn là Phạm âm, tức âm thanh của Phạm thiên) có năng lực rung cảm với pháp giới và chư thiên long bát bộ. Do đó chúng ta thấy các vị Lama Tây Tạng phải luyện giọng để tụng và phát âm các bài chú một cách rất đặc biệt.


Không phải là chuyên tu về Mật tông nên chúng ta không thể và cũng không cần phải tụng giống như các Lama, nhưng ngày nay đa số chúng ta đều đọc được chữ quốc ngữ dựa trên các mẫu tự La tinh (a,b,c,d, …), và tiếng Anh, tiếng Pháp, nên đều có thể đọc được ít nhiều tiếng Phạn (la tinh hóa), mặc dù không chính xác lắm. Chúng ta tụng các thần chú Lăng Nghiêm, đại bi, thập chú vì theo truyền thống do chư tổ để lại, và chúng ta đặt hết niềm tin nơi các ngài.  Nhờ lòng tin kiên cố mà có cảm ứng.  Chính vì thế mà sự phiên âm hay phát âm không thành vấn đề, đọc là xóa ha, toá ha, hay tát bà ha cũng được.


Ngày nay với phương tiện truyền thông internet, chúng ta có thể sưu tầm, tra khảo nhiều tài liệu mà không cần phải mất công đi xa. Nhân tìm thấy tài liệu trên website của chùa Tịnh luật (www.tinhluattemple.org) nên tôi sưu tập và biên soạn lại 10 bài thần chú này để làm tài liệu tham khảo cho những vị nào muốn biết rõ hơn về cách chuyển âm cũng như xuất xứ. Về nghĩa thì chư tổ chủ trương không dịch nghĩa mà chỉ dịch âm, đó là vì tâm con người hay phân biệt chấp trước và đóng khung sự vật.  Một khi biết được nghĩa rồi thì xem thường mà không tu hành thực tập nữa (sở tri chướng).  Sự dịch nghĩa ở đây chỉ đại khái trên văn tự để biết một chút ý nghĩa của bài chú. Vì thật ra kinh chú của chư Phật và Bồ tát thì vô lượng nghĩa. Những ai đã quen trì tụng thần chú bằng tiếng Tàu, hay tiếng Việt thì cứ tiếp tục, ở đây không có ý khuyên quý vị phải đổi cách tụng.  Tụng chú không phải là một cứu cánh, mà chỉ là phương tiện trợ đạo. Người tụng chú mà tâm tham lam, ác độc, ích kỷ, không diệt trừ ngã mạn, kiêu căng, không tu sửa tánh tình, không từ, bi, hỷ, xả, không giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh thì dù có tụng hàng trăm ngàn biến, thọ hàng trăm lễ quán đảnh, có được thần lực này nọ thì cũng chỉ là tà đạo, không phải là đạo Phật.


Các bài chú tiếng Phạn được trình bày ở đây với tính cách tài liệu tham khảo, chưa chắc đúng hẳn 100%, nhưng ít ra cũng cho ta thấy được một chút mặt mũi nguyên bản và nguồn gốc của chúng. Nếu quý vị nào có tài liệu chính xác hơn thì xin hoan hỷ gửi cho tôi để bổ chính lại.  Xin đa tạ.


Thích Trí Siêu
29/5/04






1/ NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI


Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya. Namo Avalokitesvaraya bodhisattvaya mahasattvaya, maha karunikaya.Tadyatha: OM CHAKRA, VARTTI, CHINTAMANI, MAHA PADMA, RURU, TISTA, JVALA AKARSAYA, HUM, PHAT, SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô Phật đà gia, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da. Nam mô Quán tự tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha: Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đằng mế, rô rô, (rô rô) để sắt tra, thước la, a yết rị sa dạ, hồng, phấn, toá ha.

Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Con xin quy mạng Đức Chuyển luân vương như ý bảo châu đại liên hoa là Bậc đã xa lìa nội trần và ngoại trần. Con xin an trụ theo ánh lửa rực rỡ của Ngài để triệu thỉnh chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Chúng, tám bộ Trời Rồng, chư vị Hộ Pháp giúp cho con phá bại tâm chấp ngã, phát khởi tâm bồ đề, thành tựu cát tường.


Xuất Xứ: Như Ý Tâm Đà La Ni Kinh. Nội dung kinh này nói về Bồ tát Quán Tự Tại được sự chấp thuận của Đức Phật liền tuyên thuyết Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni . Đức Phật lại bảo: Nếu người nào tụng chú này 1 biến thì trừ được tội, qua được tai nạn, thành tựu sự nghiệp. Còn nếu ngày nào cũng tụng 108 biến thì sẽ có cảm ứng khiến thấy được thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và núi Bổ Tát La nơi Bồ  tát Quán Thế Âm cư ngụ, khỏi đọa vào đường ác.


2/ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ


Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha:
OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA.


Âm Hán:
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.


Nghĩa:
Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng  chấp, sở chấp hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành.


Xuất Xứ: Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni. Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từ Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La NiKinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.


3/ CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ LA NI



Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya.
OM SIDDHI
, HOH DHURU, SUDHURU, GARJA, GARBHA, SADHARI, PURNI, SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng dà gia.
Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.


Nghĩa:

Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Vinh quang thay sự thành tựu ! Hãy vui vẻ ôm giữ, khéo ôm giữ kho tàng Chân Như! Hãy khéo giữ gìn tự tính an lạc của Đại Niết Bàn.


Xuất Xứ: Kinh Ðại Tập (Sutrasamuccaya)
Nếu người tụng chú này một biến, công đức cũng bằng như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.


4/ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ


NAMO SAPTÀNÀM, SAMYAKSAMBUDDHÀYA, KOTINÀM, TADYATHÀ: OM CALE CULE CUNDHE SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha: Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha.


Nghĩa:
Quy mạng bảy trăm triệu đấng Chính Đẳng Chính Giác – Chân ngôn nói rằng: Khi Thân, Khẩu, Ý hợp nhất với sự Giác Ngộ Phật Tính sẽ đi thẳng vào Tự Tính thanh tịnh của Tâm Bồ Đề và thọ nhận mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn.


Xuất Xứ: Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh
Người trì tụng thần chú này đủ chín chục muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, ngũ nghịch, tiêu trừ tai nạn, bịnh hoạn, tăng nhiều phước thọ.


5/ THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI


OM NAMO BHAGAVATE, APARAMITA,  AJURJNÀNA, SUVINE, SCITA TEJA RÀJAYA, TATHÀGATÀYA, ARHATE, SAMYAKSAMBUDDHÀYA,
OM SARVA SAMSKÀRA PARI’SUDDHA, DHARMATE, GAGANA, SAMUDGATE SVÀBHAVA, VISUDDHE, MAHÀ NAYA, PARIVERE, SVÀHÀ.


Âm Hán:


Án nại ma ba cát ngoả đế, a ba ra mật ra đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra để dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.


Án tát rị ba, tang tư cát rị, bốc rị thuật đạp, đạt ra mả đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngoả, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.


Nghĩa:
Quy mạng lễ Đức Thế Tôn VÔ LƯỢNG THỌ TRÍ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác.
OM, tất cả hoạt động Tâm Ý đều là Pháp Tính cực thanh tịnh. Thanh tịnh như Tự Tính thắng thượng của Hư Không. Hãy phát khởi Thắng Nguyện rộng lớn để mau chóng đạt được sự an lạc thanh tịnh của Đại Niết Bàn.


Xuất xứ: Thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương Như Lai đà la ni kinh.


6/ DƯỢC SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN


NAMO BHAGAVATE, BHAISAIJYA GURU, VAITURYA, PRABHA, RAJAYA TATHAGATAYA, ARHATE, SAMYAK SAMBUDDHAYA, TADYATHA. OM BHAISẠIJYE, BHAISAIJYE, BHAISAIJYA, SAMUDGATE SVÀHÀ.


Âm Hán:
Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xả lụ-rô, thích lưu-li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.


Nghĩa:
Quy mạng Đức Thế Tôn Dược sư lưu ly quang vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác – Chân ngôn nói rằng: Xin Ngài hãy ban cho con thuốc diệt trừ bệnh Quả Báo, bệnh Nghiệp Ác, bệnh Kiến Tư, bệnh Trần Sa, bệnh Vô Minh để cho con mau chóng phát sinh được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.


Xuất Xứ: Kinh Dược Sư
Nếu ai có bịnh chi, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú này 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống thì các bệnh đều tiêu trừ. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, đến lúc mạng chung được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương của Phật Dược Sư.


7/ QUAN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN


OM MANI PADME  HÙM, MAHÀ JNÀNA, KETU SAVÀDA, KETU SÀNA,
VIDHÀRIYA, SARVÀRTHA,  PARISÀDHAYA, NÀPURNA, NÀPARI, UTTÀPANÀ, NAMAH LOKE’SVARÀYA, SVÀHÀ.


Âm Hán:
Án ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt
, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết thuyết ra gia, tóa ha.


Nghĩa:
OM MA NI BÁT MÊ HÙM  là tính chất mầu nhiệm của cây phướng Đại Trí. Hãy ngồi dưới cây phướng ấy, xa lìa mọi sự chấp giữ mà thành tựu trong khắp các cõi. Hãy luyện các căn cho thanh tịnh để thành tựu viên mãn các pháp và siêu việt tất cả. Con xin quy mạng công đức nội chứng của Đức Thế Tự Tại. Nguyện cho con được thành tựu  như  Ngài.


Xuất Xứ: Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà La Ni này khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được. Ðây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát.


8/ THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN


REPA REPATE, KUHA KUHATE, TRANITE, NIGALA RITE, VIMARITE, MAHA GATE, SANTIM KRITE, SVAHA.


Âm Hán:


Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.


Nghĩa:
Mọi đường lối và tính chất của sự thấp hèn đều tuân theo sự hấp thụ điều cao quý và tính chất cao quý mà vận chuyển thành ánh sáng rực rỡ vinh quang. Đây là con đường rộng lớn hay chận đứng mọi tai họa để viên mãn phước trí.


Xuất xứ : Đại phương đẳng đà la ni kinh
Đây là bài chú của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ. Thần chú này hay diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch và được vô lượng phước, nếu thành tâm trì tụng.


9/ VÃNG SINH TỊNH ĐỘ ĐỘ ĐÀ LA NI


NAMO  AMITÀBHÀYA TATHÀGATÀYA TADYATHÀ: AMRITOD BHAVE AMRITA  SAMBHAVE AMRITA VIKRÀNTE AMRITA VIKRÀNTA GAMINI GAGANA KÌRTIKARE SVAHA.


Âm Hán:
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.


Nghĩa:
Quy mạng A Di Đà Như Lai. Chân ngôn nói rằng: Hiện lên cam lộ, phát sinh cam lộ, cũng mãnh cam lộ, đạt đến cam lộ dũng mãnh, rải khắp hư không, thành tựu cát tường.

Xuất xứ:
Kinh niệm Phật ba la mật
Người chuyên tụng chú này được Phật A Di Đà thường ngự trên đỉnh đầu ủng hộ, hiện đời an ổn, khi mạng chung được tuỳ ý vãng sanh.


10/ THIỆN NỮ THIÊN CHÚ


NAMO BUDDHÀYA, NAMO DHARMÀYA, NAMO SANGHÀYA.
NAMO SRÌ MAHÀ DEVÀYA, TADYATHÀ,
PARIPÙRNA,  CALE, SAMANTA  DARSANI,
MAHÀ VIHARA GATE, SAMANTA, VIDHÀNA GATE,
MAHÀ KARYA PATI, SUPARIPÙRE,
SARVATHA, SAMANTA, SUPRATI, PÙRNA,
AYANA, DHARMATE, MAHÀ VIBHASITE, MAHÀ MAITRE
UPASAMHÌTE, HE ! TITHU, SAMGRHÌTE,
SAMANTA  ARTHA  ANUPALANI.


Âm Hán:
Nam mô Phật Đà gia, Nam mô Đạt Ma gia, Nam mô Tăng già gia.
Nam mô thất lị ma ha đề tỷ gia, Đát nễ dã tha,
Ba lị phú lâu na, giá lị, Tam mạn đà, đạt xá ni,
Ma ha tỳ ra ha đế, Tam mạn đà, tỳ ni già đế,
Ma ha ca lị dã ba nễ, Ba ra ba nễ,
Tát lị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na,
A lị na, đạt ma đế, Ma ha tỳ cổ tất đế, Ma ha di lặc đế,
Lâu phả tăng kỳ đế, Hê đế tỷ, Tăng kỳ hê đế,
Tam mạn đà, a tha a nậu đà la ni.


Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Cát Tường Đại Thiên. Chú nói như vậy:
Hỡi Đấng quyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng !
Đấng chủ tể Đại Tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp nẻo rộng lớn !
Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ.
Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.
Hãy thể hiện lòng Đại Từ làm cho Lý Pháp Tính tỏa sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sinh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.
Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.


Xuất xứ : Kinh Kim Quang Minh
Trong kinh này nói những kẻ tụng chú này, phàm muốn cần dùng điều chi thì đều được đầy đủ.


Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Hồng Lâu Mộng

Khúc nhạc sầu trong giấc mộng hồng lâu


Tác giả: NGUYỄN
QUỲNH NHƯ

Bài đã được xuất bản.: 11/05/2010 06:00 GMT+7





Multimedia

Hồng Đậu Khúc




TRONG MỤC NÀY

(Đọc
thêm)








Những ai đêm đêm ngồi trước màn ảnh nhỏ truyền hình
vào cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 chắc hẳn vẫn còn nhớ bộ phim
dài 36 tập Hồng Lâu Mộng của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.



Phim được sản xuất dựa trên tác phẩm Hồng Lâu Mộng của
Tào Tuyết Cần - một kiệt tác văn học và là một trong tứ đại danh tác của
văn học Trung Hoa.


Hồng Lâu Mộng là tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc. Mượn câu
chuyện xảy ra trong một đại gia đình sống theo kiểu tam đại đồng đường
để phê phán thói xa hoa của tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến,
đồng thời cũng vạch trần sự suy tàn của xã hội phong kiến chuyên chế
mục ruỗng đang trên đà tan rã. Qua đó, phản ánh một cách sống động khát
vọng của con người trong cuộc sống và tình yêu.


Đi cùng với vẻ đẹp "xinh như mộng" của dàn tài tử trong phim là những
giai điệu đẹp đến mượt mà trong âm nhạc - những giai điệu làm mê đắm
lòng người.


Đi cùng với vẻ đẹp "xinh như mộng" của dàn tài tử trong phim là những
giai điệu đẹp đến mượt mà trong âm nhạc - những giai điệu làm mê đắm
lòng người.



Trải dài theo suốt chiều dài bộ phim là 13 bản nhạc, bài hát, khúc
ngâm ngân vang theo từng hoàn cảnh, tâm trạng nhân vật: Nhạc dạo đầu,
Hồng Lâu Mộng Dẫn Tử, Uổng Ngưng Mi, Hồng Đậu Khúc, Táng Hoa Ngâm, Đề
Mạt Tam Tuyệt, Thu Song Phong Vũ Tịch, Tình Văn Ca, Tử Lăng Châu Ca,
Thán Hương Lăng, Phân Cốt Nhục, Thông Minh Lụy, Bài ca về điều tốt.



Nỗi sầu tình duyên trong Hồng Đậu Khúc


Hồng Đậu Khúc là bài hát có ca từ đẹp như một bài thơ cổ, được phổ
nhạc từ thơ của Tào Tuyết Cần. Hình ảnh đậu đỏ trong văn hóa Trung Hoa
chỉ sự tương tư trong tình yêu nam nữ. Mượn hình ảnh đậu đỏ để lắp vào
tính trắc trở trong tình duyên giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc và một
sự sáng tạo tuyệt vời.


Hồng Đậu Khúc


Nhạc:Vương Lập Bình



Ca sĩ: Đặng Tự Lam



Lệ tương tư - đậu hồng rơi chẳng dứt



Chốn lầu hoa, liễu rủ cản tay người



Lòng chưa dứt mối sầu tân cổ



Mưa sa chiều muộn, giấc chẳng thành



Nuốt chẳng trôi cơm ngọc canh châu



Nhìn chẳng thấy nét gầy trong lăng kính



Giãn chẳng được đôi nét mày ưu



Ngóng lê minh, thao thức đêm trường



Như núi xanh, chập chùng che chẳng khuất



Tựa nước thẳm, vấn vương trôi chẳng ngừng.



Vấn vương chẳng ngừng...


Chuyện tình họ Giả và họ Lâm là một câu chuyện đẹp nhưng có một kết
cục buồn. Họ Giả và họ Lâm được ví như đá với cây, kiếp trước hòn đá nợ
cây và kiếp này cây nợ đá. Họ Giả từng nói: "Xương thịt con gái là nước
kết thành, xương thịt con trai là bùn kết thành. Tôi trông thấy con gái
thì tôi nhẹ nhàng, khoan khoái, trông thấy con trai thì như bị phải hơi
dơ bẩn vậy". Vì thế mà Bảo Ngọc luôn cảm thấy "nhẹ nhàng" khi ở bên Đại
Ngọc - nàng tiểu thư khuê cát có tâm hồn nhạy cảm như sương sớm và lúc
nào cũng u buồn như cành liễu mùa thu. Hai tâm hồn đồng điệu ấy luôn
muốn được sống bên nhau, như thể "tài tử giai nhân là nợ sẵn".


Nhưng có nợ mà chẳng có duyên, nhân duyên của họ đã không thành do
định mệnh đã được sắp đặt. Đậu đỏ bị ai đó bỏ rơi nghĩa là người đó đã
quên người yêu của mình. Khúc Đậu Hồng trở thành khúc ca não ruột. Họ
Lâm ngày ngày trông ngóng, đêm đêm nhớ mong. Tương tư để rồi ngã bệnh.
Khúc Đậu Hồng trở thành khúc nhạc bi ai.



Táng Hoa Ngâm được nhạc sĩ Vương Lập Bình ấp ủ, thai nghén suốt 1 năm
9 tháng trong tâm trạng hết sức khổ sở. Nếu như Uổng Ngưng Mi, Hồng Đậu
Khúc, Hồng Lâu Mộng Dẫn Tử,... nói về tình yêu song Ngọc thì Táng Hoa
Ngâm là sự thổn thức của một tâm hồn đầy nhạy cảm với những đổi thay của
tiết trời, của vạn vật xung quanh.


Tâm hồn nhạy cảm, yếu đuối đến mong manh và dễ vỡ ấy chính là nàng
Lâm Đại Ngọc. Một chiếc lá rơi cũng đủ làm nàng cám cảnh đến rơi nước
mắt, khóc thương cho chiếc lá lìa cành. Rồi đến một ngày, vào một thời
khắc không viên mãn, có hàng ngàn hàng vạn cánh hoa rơi...


Ba trăm sáu chục thoi đưa,


Gươm sương dao gió những chờ đâu đây.


Tốt tươi xuân được mấy ngày,


Chốc đà phiêu dạt, bèo mây thêm sầu.


Nở rồi lại rụng đi đâu,


Người chôn hoa những rầu rầu đòi cơn.


Cầm mai lệ lại ngầm tuôn,


Dây trên cành trụi hãy còn máu rơi...


Bài hát nghe thê lương như nỗi lòng sầu bi của nàng Lâm Đại Ngọc.
Tiếc thương cánh hoa rơi cũng là lúc nghĩ đến thân phận, cuộc đời mình.
Nỗi mặc cảm thân phận của kẻ ăn nhờ ở đậu lúc nào cũng đeo đẳng tâm hồn
yếu ớt. Nhặt từng cánh hoa rơi đem chôn chính là lúc nàng tự hỏi "sau
này ta chết ai là người chôn".


...Thân này muốn vẫy vùng đôi cánh,


Nơi chân trời liệng cánh hoa chơi!


Nào đâu là chỗ chân trời,


Nào đâu là chỗ có đồi chôn hoa?


Sẵn túi gấm đành ta nhặt lấy,


Chọn nơi cao che đậy hương tàn.


Thân kia trong sạch muôn vàn,


Đừng cho rơi xuống ngập tràn bùn nhơ.


Giờ hoa rụng có ta chôn cất,


Chôn thân ta chưa biết bao giờ.


Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ,


Sau này ta chết, ai là người chôn?


Ngẫm khi xuân muộn hoa tàn,


Cũng là khi khách hồng nhan về già


(Bản dịch của nhóm Vũ Bội Hoàng)


Hoa rơi rợp trời, trôi lênh đênh theo dòng nước là hình ảnh đẹp và
buồn man mác, chôn hoa là hành động của một tâm trạng chán chường trước
cuộc sống và tuyệt vọng về tình yêu con người. Chôn hoa cũng là chôn tài
năng của một giai nhân giỏi cầm kì thi họa, chôn một nhan sắc u buồn,
chôn một tâm hồn đa sầu đa cảm, đẹp dịu dàng nhưng mệnh bạc như vôi.


Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Bông răng thưa


Mẹ vừa bóp miệng Bông vừa tác nghiệp



Các cụ bảo răng thưa ưa nói phét, chả biết mai mốt Bông có nói phét không


 

Lily 8/3/2010




Quà 8/3 bố tặng 3 mẹ con, mỗi người 1 cành hoa Ly, đỡ tị nhau

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2010

Linh Sam và con Bọ


Khi tặng đi Linh Sam, cả người tặng và người nhận đều không biết rằng sẽ có ngày nó trở nên xinh đẹp thế này. Không nghĩ là Linh Sam sẽ nở hoa mà hoa có mùi thơm nữa nhé. Hoa be bé  màu tím nhạt, nhụy hoa trăng trắng cũng bé tí. Ai nhìn lần đầu cũng thắc mắc hoa thật hay hoa giả. Nhưng hoa Linh Sam chỉ nở 1 ngày và tàn vào ngày hôm sau nên tranh thủ chụp hình lưu lại.



Khi người tặng bắt đầu tiếc

 thì người được tặng hí hửng "quý vật tìm quý nhân"

Bông ăn sáng


bà Bảy ơi cho con tô hủ tiếu