Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Chiều thứ 7

12h30 
May - trời hôm nay không mưa rào không nắng gắt. Có cái hẹn lúc 14h với chị Hổ ở cafe TX nhưng trước khi cafe phải tranh thủ đi 2 nơi. 
Điểm đến đầu tiên là siêu thị, kết hợp đi mua đồ bảo trì mặt tiền và đi chợ luôn thể. Em Lead của mình thật tiện dụng, cả túi đồ to tướng vẫn ấn vào cốp xe ngon lành.
Điểm đến thứ 2 là chợ hoa sỉ HTK. Dạo này mình chịu khó kích cầu cho làng hoa Đà Lạt nên chiều thứ 7 có niềm vui là đến đây mua hoa. Giá rẻ hơn chợ thường chút xíu nhưng cơ bản đây là chợ đầu mối, luôn có hoa mới nên hoa tươi lâu và chủng loại hoa phong phú. Chọn được 3 bó.
Đến TX chị Hổ hỏi mua hoa làm gì mà nhiều thế? - Dạ, chị một bó, em một bó, Mẹ Maria một bó. Chị thắc mắc em có theo đạo đâu? - Dạ - thì tự nhiên em thích, giống như em mua hoa cúng Phật thôi. ( Vạn pháp nhất lý mà 
 ). 
Giờ một tuần 2 buổi chở Thỏ đi học anh văn của cô giáo nhà ở xóm đạo. Vào hẻm nhà cô luôn luôn phải đi qua tượng Mẹ Maria ( chắc thế 
 - mai ngắm kỹ hơn ) ở đó luôn trưng 4 bình hoa  tươi, chắc giáo dân ở đó họ thay hoa.  Mình luôn được ngắm hoa miễn phí ở chỗ này (dù mỗi lần có vài giây ) thì thi thoảng cũng phải đóng góp gọi là chứ. 

16h 
Chia tay chị Hổ vào công ty làm nốt tí việc rồi chít vân tay ra về. Chị Hổ tiếp tục ngồi lại đón bạn tăng 2. 
Ôi, phụ nữ - nhất là phụ nữ đùm đề con cái ( ít nhất là tôi và những cô bạn có gia đình mà tôi biết ) - lúc nào cũng tranh thủ, cũng vội vã. Lạy Phật, lạy Chúa, lạy trời nếu có kiếp sau cho con là nam nhi 
.

17h30 - về đến nhà ( chồng đã đi đánh banh )
Lạ - sao hôm nay nhà cửa yên ắng. Hóa ra Bông đi chơi nhà hàng xóm Thỏ đang ngồi vắt vẻo trên ghế xoay đọc truyện - không phải truyện tranh mà là truyện Cổ tích chọn lọc Thế Giới ( thấy bìa để thế chứ mẹ Thỏ cũng chưa đọc chữ nào) 
. Chả là hôm qua lúc Thỏ học bài xong mẹ cho tự do, Thỏ mở ngay đĩa "ngày xửa ngày xưa " lên. Bỗng có tiếng sư tử hống: "thôi nhaaaa, mẹ không muốn nghe thấy tiếng này nữa, hồi chiều coi thế là đủ rồi". Khi bố không có nhà, mẹ đã "hống" lên là 2 đứa biết đừng đùa với chính quyền. Bông líu ríu xách tai gấu ra thùng đồ chơi, Thỏ líu ríu tắt TV, kiếm truyện đọc - mà không được đọc truyện tranh dù Thỏ cũng có đâu chục cuốn Doremon. Hôm nay thấy mẹ về Thỏ liền báo cáo, truyện này hay mẹ ạ, hôm nay con đọc tiếp. 
Cái sự không thích truyện tranh của mình bắt nguồn từ Papa vì Papa cũng không cho mấy chị em đọc truyện tranh. Em Hằng còn bị nhiễm nặng hơn, Hằng bảo anh Khôi ( khi không có mặt bố hai chị em thỉnh thoảng gọi bố là anh khôi ) tiêm nhiễm tư tưởng không thích truyện tranh vào đầu em đến nỗi khi có thằng nào tán tỉnh em  mà em thấy nó đọc truyện tranh là kể như nó "rớt đài" 
Thỏ có vài cuốn Doremon toàn của bố Thắng mua cho - thỉnh thoảng Thỏ nhõng nhẽo bố và được bố chiều. Về đến nhà, biết mẹ dị ứng truyện tranh nên nàng mân mê quyển truyện và len lén nhìn mẹ ra điều biết lỗi. Mẹ chả thèm liếc mắt đưa ghèn chỉ chốt hạ - "mẹ nói trước - đây là lần cuối đó nha!" - Thỏ lí nhí "dạ". Từ đó đến giờ chưa thấy nàng tha thêm quyển nào nữa. "Zăng hóa đọc" của mình cũng chả cao hơn ai nhưng không thích truyện tranh là không thích - vậy thôi. 

Thích bó Quỳnh Anh  hơn nhưng cả hàng hoa còn mỗi một bó nên ưu tiên tặng chị Hổ, 
em trưng Lan vậy.
Bông mải chạy đi chơi với Bibo nhưng thấy nhà có bình hoa mới cũng với lại vài câu cho mẹ nghe - " Mẻ - bông đẹp wớ zợ" - ôi con tôi, giọng nam đặc sệt. 

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Hướng Dương

Mgày đầu tiên còn chúm chím những hoa be bé
Ngày thứ hai đã cánh đã xòe tròn
"Dượng Út" của Bông còn tưởng là hoa giả, chắc vì cành hoa cứng cáp và màu sắc đồng nhất

Dán hình lên đây coi như chơi hoa được lâu 

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Quốc hoa

Thật lòng mình chả thích hoa sen hồng lắm. Chắc là vì hoa sen hồng ( màu hồng sẫm tím tái như tiết gà )  bán ở chợ ở SG chả bao giờ nở được, khi mua ngoài chợ về nhà chưng đến khi héo đi cũng chả buồn nở ( cũng có tài liệu nói đó là hoa quỳ chứ không phải hoa sen ). Mình thích hoa sen trắng hơn hoa sen hồng nhưng ở SG hoa sen trắng có vẻ hiếm, cũng như hoa Lay ơn, trong các màu mình thích Lay ơn trắng nhất nhưng ở SG cũng chả thấy Lay ơn trắng.

chụp ở tiệm bán giỏ xách ở HP tết 2009





Kid chí phèo đang làm dáng bên quốc hoa 

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Hình trong điện thoại của bố

Ngày đó Bông còn chưa có răng, giờ răng đã bị sâu vài cái vì bú bình đêm, hic.
Bạn ngủ của Bông từ ngày nhỏ. Dù Bông có rất rất nhiều thú bông nhưng bạn gấu này vẫn được Bông cho  ngủ chung nhiều nhất (dù có bị sứt tai - hậu quả của những lần Bông xách tai kéo lê khắp nhà)
Bông 8 tháng, đi hát karaoke cùng mọi người.
ai hát cứ hát, tớ ngủ cứ ngủ.
Chả nhớ Thỏ mấy tuổi

Tự chụp
1 tháng 6/2010 ( SN bố Thắng)
hình mới nhất - được bác Vân cắt tóc cao ơi là cao

Ổi voi

Để dễ hình dung - chiều rộng lịch bàn là 15 cm, chiếc ly cao 10 cm

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

NHỮNG BỨC HINH THIÊN NHIÊN KỲ DIỆU

BouguereauTree
waterfall
The tree
waterfall
The tree
waterbabe
Old Gravel Face
Siren Of The Stones
Handshake
Tree Nymph
Sự kỳ diệu của thiên nhiên qua những bức ảnh của trang worth1000.com

ĐỀN THỜ CHU VĂN AN - NÚI PHƯỢNG HOÀNG - CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG

Núi Phượng Hoàng và Đền thờ Chu Văn An được xây dựng tại núi Phượng Hoàng, xã Văn An, huyện Chí Linh (Hải Dương), cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 Km. Đây cũng là một điểm di tích văn hoá và danh thắng với cảnh rừng thông trùng điệp, có đền thờ và Lăng mộ người thầy giáo của muôn đời - Thầy giáo Chu Văn An. Núi Phượng Hoàng có rừng thông bát ngát, suối trong rì rào, đá núi lô xô, chùa tháp cổ kính với 72 ngọn núi ngoạn mục, một vùng núi nằm giữa một quần thể di tích và danh thắng, nơi di dưỡng tinh thần của danh nhân từ thời Lý- Trần. Tại đây có Huyền Thiên tự, Lệ Kỳ tự là những ngôi chùa cổ nổi tiếng. 
Chu Văn An(1292- 1370) là một nhà giáo lừng danh thời Trần, quá nửa đời người làm Tư nghiệp Quốc tử giám, học trò nhiều người thành đạt. Sau khi dâng Thất trảm sớ, tâu vua giết 7 tên nịnh thần không thành công, ồng về Phượng Hoàng ẩn dật, dậy học, bốc thuốc, làm thơ để lại cho hậu thế.  Ông sống ở đây hơn mười năm đến khi mất năm 1370, hưởng thọ 78 tuổi. Sau khi qua đời, được nhà vua tặng thụy hiệu là Văn Trinh, học trò an táng tại đây và lập đền thờ gọi là đền Phượng Hoàng. 
Khu di tích bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1997, từng hạng mục công trình được khôi phục bằng tiền công đức của giáo viên và học sinh cả nước. Tại đây còn nhiều dấu tích thời Trần và bia ký nói về sự nghiệp thầy Chu và quá trình tôn tạo đền thờ Chu Văn An. Cuối triều Lê Trung Hưng được xếp vào hàng Chí Linh Bát cổ.
 

Theo sử sách, Chu Văn An , nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, biệt hiệu là Linh Triệt. Vua Trần Minh Tông đã mời ông về kinh làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám (tương đương chức Hiệu trưởng trường đại học hiện nay), trực tiếp dạy học Thái tử.

 

Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An - người được các sử gia và nhân dân tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" - đã khánh thành vào ngày 4-1.-2008. Đền thờ được khởi công từ 15-2-2004, kinh phí đầu tư lên tới gần 16 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của Bộ Văn hóa -Thông tin, Hà Nội, tỉnh Hải Dương và công đức của nhân dân. Công trình được tu bổ, tôn tạo dựa trên phế tích nhân dân dựng đền thờ tại nơi ông làm nhà dạy học ở núi Phượng Hoàng, xã Kiệt Đặc (nay là xã Văn An), nơi có 4 trong số 8 di tích nổi tiếng của đất Chí Linh xưa (Chí Linh Bát cổ) gồm, Huyền Thiên cổ tự (chùa cổ Huyền Thiên), Thượng tề cổ trạch (nhà cũ của quan tể tướng Trần Quốc Chẩn sống cuối thời Trần), Tinh Phi cổ tháp (tháp mộ Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của nước ta, sống trong thời Lê - Trịnh) và Tiều Ân cổ bích (nhà ở ẩn của Chu Văn An). Công trình với các hạng mục chính như: đền thờ, phần mộ, hai dãy nhà giải vũ, điện Lưu Quang, tháp bút, giếng Son, Miết Trì (ao nuôi ba ba), đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa có nét hiện đại và tạo cảnh quan hoành tráng. Để mở rộng không gian di tích, núi Phượng Hoàng được bạt sâu vào phía trong hàng chục mét. Di tích Phượng Hoàng còn được nối với khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc bằng con đường nhựa dài 8km.

 



Quang cảnh đền thờ Chu Văn An
 







Quang cảnh sân đền



Trong đền




Viết sớ đầu năm cho học trò

Đường lên núi


Mộ nhà giáo Chu Văn An