Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Mọi con đường đều dẫn tới Sài Gòn


Với những người không sống ở SG thì SG là SG. Còn những người đang sống ở SG thì SG là quận nhất, là vài con đường trung tâm như Đồng Khởi, Lệ Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Nhà thờ Đức Bà... Chiều qua như đã hứa với Thỏ Bông, Thỏ thi xong mẹ cho 2 chị em đi ngắm phố và chụp hình. 2 bố bận đi họp họ, mẹ rủ bác Mai và anh Lạc đi chung. 2 mẹ đã tính toán là đi sớm ( 18h30 rời khỏi nhà ) và đi chơi vào ngày thường ( tránh thứ 7 và chủ nhật )  nhưng khổ nỗi thiên hạ nhiều đứa nghĩ giống mình. 2 mẹ và 3 con ra tới SG, trời ơi đông! Có cảm tưởng hai mấy quận huyện trong thành phố này đều đổ về đây và mọi người như những đàn thiêu thân, cứ chỗ nào có ánh sáng là bu lại ( chụp hình ). Kế hoạch phá sản một nửa, ngắm phố thì có chụp hình thì không ( chỉ chụp vài ba pô ở chỗ vắng người ). Bông dễ tính nhất vì nhỏ nhất nên nàng không đòi hỏi nhiều, nàng cứ thấy ánh đèn chớp tắt xanh đỏ, phố xá nhộn nhịp, gió mát hiu hiu và nàng được chạy nhảy là khoái rồi. Anh Lạc đi ngắm phố nhưng hồn nghĩ về gà rán ( anh là con trai nên anh chả máu chụp hình ), Thỏ thì thích vào nhà sách hoặc vào khu vui chơi Tini. Thôi thì đợi cô hằng đi công tác ở Huế về rủ cô đi chụp sau vậy, phố xá vẫn còn trang hoàng đến tết Tây.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Các em bé từ đâu đến?

Tối qua như thường lệ mẹ và Thỏ rù rì một tí trước khi ngủ. Đến chuyện đám cưới của bố mẹ, mẹ hỏi Thỏ một câu xem Thỏ biết gì về câu hỏi "các em bé từ đâu đến?"


Mẹ: Thỏ ơi, trong đám cưới của bố mẹ Thỏ ở đâu ấy nhỉ? Xem hình mẹ chẳng tìm thấy Thỏ đâu.


Thỏ cười cười ( ý là con biết rồi mẹ đừng có lừa con ).


Thỏ tự tin : Lúc đó con chưa ra đời, con đang ở trên trời. Mẹ cưới bố xong ông trời mới thả con vào bụng mẹ, rồi mẹ sinh con ra. Ông trời cũng thả em Bông vào bụng mẹ, mẹ sinh em Bông ra, mẹ nuôi em Bông mập ú ù u.



Bông lúc này ít tóc quá, chắc 8-9 tháng gì đó, mẹ quên rồi



Uiii, mẹ đừng chụp em!!!



Nắng quá, mượn nón chị Thỏ tí.


 

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh

Kỳ 16: Trò chuyện cùng nhà văn hoá tâm linh Phan Oanh:



“ĐI ĐÂU TÔI CŨNG CHỈ XIN CHO DÂN VIỆT NAM SÁNG ĐẠO”


Nhà báo Hoàng Anh Sướng thực hiện






“Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long…”


Tôi gọi bà là nhà văn hoá tâm linh không chỉ bởi bề dày 25 năm hoạt động, cống hiến cho đời sống tâm linh nước nhà mà còn bởi những chiêm nghiệm, đúc kết,  kiến giải đầy sức thuyết phục của bà về thế giới tâm linh đầy huyền bí. Nguyên là giáo viên dạy triết học ở Hà Nội, có khả năng ngoại cảm sau một cơn đột biến, bà là một trong những nhà tâm linh đầu tiên hoạt động ở Hà Nội. Cuộc trò chuyện với bà kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ trong một buổi chiều mùa hạ mưa dầm sùi sụt về hiện tượng “bùng nổ” các nhà ngoại cảm, về nhu cầu bức xúc thời hậu chiến: đi tìm hài cốt liệt sĩ, về “cơn sốt” lễ bái cầu cúng đền chùa hiện nay và cả chữ “Đạo” mà người đời đang hiểu sai lệch đã gây cho chúng tôi rất nhiều bất ngờ và hứng thú. Tính thuyết phục trong cách nhìn, cách kiến giải của bà có lẽ lấp lánh bởi cái nhìn sâu sắc của một người thấm nhuần triết học, sự trải nghiệm của một người đã bước qua tuổi “tri thiên mệnh” và trên hết bởi chính những nếm trải của người trong cuộc đã… 25 năm làm tâm linh..


P.V: 25 năm hoạt động trong lĩnh vực tâm linh, có bao giờ bà dừng nhịp để ngẫm về những điều mình đang làm?


Bà Phan Oanh: Có chứ. Ngay từ những ngày đầu bùng nổ về khả năng ngoại cảm, tôi đã ngộ ra một điều: Khó nhất ở trên đời là sống ở dương phải làm việc âm. Không biết lấy cái gì để mà đo. Những người làm việc âm tìm ra được một cái thước chuẩn để đo là một công việc không dễ  chút nào. Tìm hoài, tìm mãi, tìm ở đâu? Cuối cùng, tìm ngay  trong ta chứ không phải ở đâu xa lạ. Bởi nó chứa đựng tất cả. Những cái gì tinh tuý nhất, ô trọc nhất, quỷ quái nhất đều tồn tại trong con người ta. Cho nên khi thực hành tâm linh, điều quan trọng nhất là tâm pháp. Và cái cao nhất cũng là tâm pháp. Ví như Bùa ngải xứ Mường mà tôi đã có dịp đọc trên Tạp chí Thế Giới Mới mà anh là tác giả. Bùa ngải không có tội, chỉ có người thực hành phương pháp này sinh công hay sinh tội mà thôi. Bản thân nó rất vô ngã. Và nếu như cái nghiệp nhà anh mà nó hợp với cái pháp này thì cái duyên pháp ấy nó hợp nhau để tạo nên một sự lợi lạc. Và chính cái bùa ngải này là hóa giải, là chuyển nghiệp. Vậy thì muốn chuyển nghiệp có ngàn vạn cách. Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nhưng tại sao anh chọn một pháp tu, anh lại bảo chỉ pháp tu anh mới đúng còn pháp kia là sai, là xấu, là lệch. Cái đó là do nhận thức của chúng ta quá chật hẹp.


PV: Bà quan niệm thế nào về chữ Đạo? Và những người làm tâm linh như bà có cần có Đạo không?


Bà Phan Oanh: Tôi có một quan niệm thế này: Đạo xếp đường tròn. Và nếu trên hành tinh chúng ta có 7 – 8 tỷ người thì cái hành tinh tưởng là to, vĩ đại nhưng so trong thiên hà nó mảnh mai, bé xíu, chứa đựng 7 – 8 tỷ người sẽ có một đường tròn khổng lồ cho 8 tỷ chỗ đứng. Và mỗi người chỉ được đứng một vị thế trên cái đường tròn khổng lồ ấy, không ai tranh của ai. Vì vậy, tôi rất muốn mọi người khi có nhân duyên để làm công việc tâm linh thì phải xích lại gần nhau. Hội được cái tâm, chụm đầu vào nhau mà phát huy hết sức mạnh. Tôi cho đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và ai đó có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này thì phải làm cho cái duyên đó toả sáng, làm lợi lạc cho chúng sinh. Có lần tôi đã nói với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: “Hằng ạ! Trời đất và liệt tổ liệt tông ban cho Hằng một bảo bối để Hằng đi tìm mộ. Và cái bảo bối này sẽ giải quyết được một nhu cầu bức xúc vô cùng sau chiến tranh. Hằng phải sử dụng bảo bối này với cái tâm phải sáng, đức phải rộng. Nếu như tâm mà mỏng, đức mà sơ, không may thiên nhiên trời đất thu lại, cô cháu mình sẽ trở thành… “ông lão đánh cá”. Cái lẽ hiển nhiên ấy, không phải ai làm tâm linh cũng hiểu được đâu. Họ cho rằng khả năng ấy là của họ, cho nên cái tôi của họ đã lấn lướt.


Khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (năm 1997), 3 buổi chiều, ông Ngô Đạt Tam, giám đốc Trung tâm lên nhà tôi trao đổi, đàm đạo. Tôi bảo với ông ấy rằng: “Anh Tam ạ! Cái mừng nhất là Trung tâm này ra đời, có nghĩa là thông tin của tôi bắt được cách đây 15 năm (1982) là đúng. Rằng nó phải là một ngành khoa học. Và nhà nước sẽ quan tâm đến. Bây giờ nhân danh một nhà khoa học, tập hợp các nhà ngoại cảm, nếu như các anh không vững vàng về lý của trời đất thì cái trung tâm ấy sẽ trở thành nơi các nhà ngoại cảm… tỷ thí tài năng. Bởi vì tôi biết, trong cái môn này thì chả có ông nào bé cả. Thầy nào cũng là số một.


P.V: Có một thực tế là dân ta hiện nay đổ xô đi lễ. Có lẽ chưa bao giờ, các đình, chùa, miếu mạo lại đông con nhang đệ tử đến xì xụp khấn vái nhiều như bây giờ? Đó phải chăng vì dân ta mộ Đạo? Đạo ở Việt Nam đang thịnh?


Bà Phan Oanh: Ngày 14 tháng 2 năm 1982, tôi bùng nổ hiện tượng này. Tôi nhận được một thông tin: “Con ơi! Dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Bao giờ dân giác ngộ đạo mới là điềm thịnh của quốc gia. Ta báo cho con biết trước, từ 1985 trở đi, những thành phố lớn, những người có học sẽ đua nhau đi lễ”. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng. Song lúc ấy, tôi cứ tự hỏi: “Tại sao sính lễ là điềm suy?. Mãi sau này tôi mới hiểu được.


Ngạn ngữ dân tộc ta có câu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Có nghĩa: Thứ nhất tu tại gia không phải là lễ tại nhà. Đó là mối quan hệ giữa người với người trong huyết tộc. Ví như cha mẹ tôi sinh hạ được 5 người con. Nhưng bố mẹ nói: chỉ thích ở với cô Oanh thôi. Thì tôi nuôi mẹ, đó là nhân duyên, cái lý của nhà Phật. Lúc khỏe cụ trông nhà cho tôi là duyên. Lúc ốm thì là nợ. Cụ ở với tôi thì dứt khoát nhân tài, vật lực, công hạnh, bản thân tôi phải cống hiến 70% còn bốn vị kia chỉ có 30% thôi. Nếu tôi ngộ đạo thì tôi làm bằng sự tự nguyện, tôi được công đức. Đấy mới là tu. Còn nếu vô đạo, tôi sẽ bảo: Cụ đẻ ra được 5 người chứ không phải mình tôi, các ông bà chia nhau đến để mà hầu cụ. Một ví dụ nữa. Có một người bạn rất giỏi về mảng dự báo bảo: “Oanh ơi! Cẩn thận không năm nay nhà Oanh mất xe đấy”. Và nếu như người dự báo ấy giỏi, tháng 10 tôi bị mất xe thật. Nếu ngộ đạo, tôi sẽ nói với chồng: “Chắc nó vào chương trình rồi anh ạ!” thì xe mất nhưng vợ chồng tôi không cãi nhau, tinh thần nhà tôi không nát. Và tuyệt vời hơn nữa khi tôi nhận được một câu: “Thôi em ạ. Năm ngoái các cụ cho mình 10 cái xe, năm nay mất 1 cái, yên tâm đi”. Đấy mới là tu. Chứ không phải rằm, mồng một, con không đến chùa, con lễ ở nhà là tu tại gia.


Thứ hai tu chợ. Đó là mối quan hệ ngoài huyết tộc nhưng diễn ra sắc tục. Chị tử tế chị đi chợ đoan trang. Bà nhẹ nhàng đi chợ ý nhị. Tôi tham, tôi mua một cái cải bắp, bằng được tay nem tay chanh thêm cho bác củ hành. Qua hành vi mua bán bộc lộ hết tính nết, bao nhiêu nọc độc có cơ lộ rõ. Đi đến công đường không nghĩ chuyện làm chỉ nghĩ chuyện lật đổ. Trong khi đó, trong số mệnh mình, nếu mình hiểu mình chỉ là quân xe thì làm sao mình lên tướng được. Vốn của mình nó thế, nó phải thế. Phật nói rất rõ ràng, nó là nhân quả. Còn nếu hiểu, kiếp này mình rất giỏi nhưng chỉ làm trợ lý, làm quân xe thì mình làm hoàn thành công việc của xe, mình đã đắc đạo.


Thứ ba tu chùa. Có nghĩa là tu ở nhà cho tâm sáng, ứng xử ở ngoài cho đức rộng thì anh đến chùa là báo công với người Mẹ  thiên nhiên. Mà một là công, hai là tội.


ở Việt Nam bây giờ, người hư đi lễ nhiều. Tôi cam đoan đánh đề ngày nào cũng đi lễ. Cà phê bóng đá ngày nào cũng đi lễ. Chạy trốn pháp luật, buôn gian bán lận đi lễ. Còn những người đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu tắt mặt tối làm quần quật thì thời gian đâu mà đi lễ. Cho nên dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Cho nên phải tốt từ nhà, tốt đến xã hội con ơi mới đi lễ. Một câu đơn giản vô cùng mà tôi thấm thía. Càng ngẫm càng hay, càng đúng.


Cho nên chữ đạo là một vòng tròn khép kín không đầu. Dân tộc Việt Nam có câu “thứ ba tu chùa” nhưng lại có câu “Tiên học lễ”. Đấy là khởi đầu. Khởi đầu chính là nó và kết thúc cũng chính là nó.


P.V: Nói như bà thì ở Việt Nam, dân ta đang thiếu Đạo?


Bà Phan Oanh: Đúng! Việt Nam thiếu Đạo. Đức, bây giờ chúng ta dạy đức quá nhiều. Thế hệ chúng tôi trước đi học cũng vậy. Những tiết luân lý nhiều lắm. Nhưng người ta dạy Đức mà không dạy Đạo. Cho nên lớn bé, già trẻ, đạo đức cứ xuống cấp. Và cái buồn da diết là hễ khi nhắc đến chữ Đạo, người ta lại có một khái niệm là: cậu này có đạo là nghĩ cậu hay đi lễ. Tệ hơn, người hay đi lễ là xếp vào dạng kém hiểu biết. Theo tôi, nếu nói người ấy có Đạo, có nghĩa là: Người ấy có văn hoá. Và hiện nay, chúng ta đang nhầm lẫn giữa tri thức với văn hoá. Người tri thức bây giờ hơi đông nhưng người có văn hoá bây giờ hơi hiếm.


Từ cái chữ Đạo, thước Đạo này, tôi mới giật mình, ông trời chỉ cho tôi cái thước này, tôi mới đem mọi việc âm, dương soi vào đây, thấy sai nhiều quá. Cũng phải sau 7 năm tôi tiếp nhận, thể hiện, 7 năm tôi tu, học, rèn, và đến năm thứ 7, tôi mới đủ trí tuệ thắp một nén nhang thưa với trời đất rằng: Con lạy ngài, con xin khước từ tất cả công danh sự nghiệp đời thường để con đổi lấy hai chữ… học trò. Vì sao? Vì trong 7 năm ấy tôi thấm thía cái thước đo vô hình, đó là thước Đạo. 7 năm ấy tôi thấm thía cái chúng ta bị thiếu hụt, đó là thiếu Đạo. Lạy Phật, đạo cao nhất và đạo cần thiết nhất, đó là Đạo làm người. Làm người chưa xong thì làm sao thành thánh, thành Phật, thành tiên được.


Tôi luôn nói với những người đến với tôi rằng, nếu như ai thích hiểu thì đến với tôi, còn nếu ai thích biết (muốn biết mình sướng hay khổ?) thì mời đi nơi khác. Đến với tôi mà muốn hiểu trong đời sống tâm linh có bao gồm những nội dung gì thì xin mời lưu lại ở đây, tôi hết lòng hết dạ đàm đạo. Vì sao? Vì trong đời sống tâm linh có đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Cho nên con số 1 là con số vũ trụ, con số 2 là con số biến và con số 3 là con số hoá. Hiện nay chúng ta đang bị nhầm đời sống tâm linh với hiện tượng tâm linh mà ta qưen gọi là các nhà ngoại cảm. Bây giờ có rất nhiều nhà ngoại cảm lấy vợ bé, họ không tu đức, họ chẳng tu tâm. Họ cho rằng: giời cho tôi lộc, tôi được hưởng. Họ quên mất rằng, giời cho họ cái lộc ấy để họ là tấm gương sáng cho trăm họ soi. Họ quên mất rằng: Trời cho họ cái lộc này để họ làm phúc chứ không phải để họ lấy phần. Vì lộc có hai thứ: giá trị tinh thần là phúc âm. Giá trị cụ thể là phần. Mà lấy phần thì hết phúc. Lấy phúc phải nhẹ phần. Vì thế, bây giờ, có những cửa điện cửa đền người ta gọi là cái máy chém tiền. Một ngày họ thu vài chục triệu là chuyện thường. Và tôi sợ những người này, thương những người này, lo cho họ. Tôi không hiểu họ cần nhiều tiền thế để làm gì vì tôi cam đoan, họ có ăn yến đi chăng nữa, ngày họ cũng chỉ ăn đến ba bữa. Một bữa cơm ngon ăn quá thành bội thực. Trời cho lộc, làm việc âm phải lấy lộc âm là phúc. Chứ làm việc âm mà lấy lộc trần là phần thì xin lỗi, “lộc phật có gai”. Con cháu nay mai tha hồ trả không biết bao nhiêu cho kể.


P.V: Có phải vì thế mà người đời thường nói: “Làm việc âm bạc phúc lắm”  phải không, thưa bà?!


Bà Phan Oanh: Anh nghĩ như vậy hay anh trăn trở?


P.V: Tôi nghĩ như vậy và chiêm nghiệm như vậy.


Bà Phan Oanh: Đạo học phương Đông giống như cái tam giác cân. Tôi dùng từ đạo học phương đông chứ không dùng từ triết học phương đông. Nó có 3 đỉnh. Người được gọi là ngoại cảm phải học đủ 3 thứ này. Nếu không sẽ sai phạm. Thứ nhất, giới pháp luật, tức là anh phải hiểu. Hiểu rồi thì anh hãy biết. Biết rồi anh phải dạy cho trăm họ tu. Nhưng bây giờ tất cả thầy đồng, thầy bói, thầy cúng.. làm mỗi cái đỉnh biết này thôi. Chẳng hạn một ông thầy số bảo: năm nay anh năm tuổi phải làm lễ giải hạn đi. Thế là hì hà hì hụp lễ như tế sao. Không ai hỏi: “Tại sao phải lễ giải hạn?”. Hỏi sợ phạm thượng, sợ ông thầy đuổi thẳng cổ về: “Vớ vẩn, năm nay sao La hầu, Kế đô, không lễ chết. Bỏ tiền đây lễ”. Người lễ hoàn toàn không hiểu nhưng cứ phải lễ. Tức là lễ này không có nghĩa. Lễ phải đạt đến cái nghĩa cơ. Cho nên hiểu rồi hãy nên biết. Biết rồi thì phải tu. Còn lễ chỉ là một phương pháp cực kỳ nhỏ: một là báo công, hai là kêu cứu, ba là chắp tay trước ngực nói: “Mẹ ơi! Phúc nhà con thì mỏng, đức nhà con thì sơ nhưng kiếp này con đã thay cả nhà giác ngộ được Đạo rồi. Con nguyện từ nay cho con khoẻ để con lập công chuộc tội, con làm nhiều việc thiện”. Cái tu này, nói như dân gian là “đức năng thắng số” hay ý thức tác động trở lại. Và người làm ngoại cảm phải học đủ 3 cái này. Cái hiểu là lý, là ánh sáng để rọi đường. Cái biết là anh thực hành. Cái dạy cho trăm họ tu là anh tạo ra pháp có để anh lấy một chút công đức. Nếu anh làm đủ 3 cái này, không lo bạc phước.



“Mãi mãi tôi chỉ là một con tốt vô danh làmcông việc dẫn đường”


P.V: Như tôi được biết, có lẽ không có một quốc gia nào trên thế giới này lại sản sinh ra nhiều nhà ngoại cảm như ở Việt Nam. Bà lý giải gì về điều này?


Bà Phan Oanh: Ngay từ những ngày đầu có khả năng ngoại cảm, tôi đã nhận được thông tin: “Con ơi! Cuối thế kỷ 20 các nhà ngoại cảm Việt Nam sẽ nổi lên như mưa rào. Và những người tìm mộ sẽ rất đông để thoả mãn một nhu cầu bức thiết sau chiến tranh. Ngẫm đến bây giờ thấy hoàn toàn đúng. Như lúc đầu tôi đã nói, đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và các nhà ngoại cảm là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này.


P.V: Hiện nay, chúng ta chưa có một con số thống kê chính xác về số hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy sau chiến tranh nhưng ước chừng còn khoảng 300.000 hài cốt còn vùi xác thân trong rừng sâu, núi thẳm. Ngày ngày, vẫn còn hàng ngàn người mẹ, người vợ, người con đau đáu, khắc khoải, để rồi bằng mọi cách đi tìm hài cốt của chồng, con mình. Những cuộc đi tìm ấy vô cùng gian nan và tốn kém. Là người trong cuộc, bà nghĩ gì về điều này? Có cách nào giải quyết bằng tâm linh không?


Bà Phan Oanh: Có lẽ việc tìm mộ này sẽ diễn ra trong một thời kỳ lịch sử kéo dài từ 50 năm đến 70 năm. Sau 70 năm, chúng ta nên lập các đàn, không chỉ có cầu siêu mà xin cho các liệt sĩ đầu thai, chuyển nghiệp để đừng có lấn quấn với cái thân tứ đại làm gì. Bởi vì cái này nên rời bỏ, nên về các cảnh giới khác dù rằng cõi trung giới hay thượng giới mà làm cái công việc nó ân nghĩa hơn là cứ luẩn quẩn trong rừng sâu, khe đá cũng chỉ là ma mường, ma xó mà thôi. Và ước gì, dân tộc chúng ta, có một ngày 27 tháng 7 nào đó, chùa chùa, nhà nhà, cùng một lúc làm được việc này để cho cái sự rung động được cộng hưởng, nhân lên gấp nhiều lần. Trong đó, những người là nhân chứng lịch sử còn lại được hưởng những đặc ân, họ khởi được tâm, họ làm được. Và những chùa lớn đánh cùng một lúc tiếng chuông, chuông hiệu triệu, chuông cầu siêu, chuông hoá giải tất cả mọi nghiệp ai oán, ân oán, hờn oán, hận oán trong chiến tranh và xin với trời đất, xin Phật độ để cho những vị có công với quốc gia sớm được chuyển nghiệp đầu thai, làm những công việc lợi ích. Năm 2000, năm chuyển giao thế kỷ, ngày mở đạo của tôi, tôi đã viết những câu thơ thế này:


“Canh Thìn tiếng trống âm vang


Mẹ ơi! trống dậy thế gian chuyển mình


Lẽ trời sự biến sự sinh


Qua cầu binh lửa hiểu mình, hiểu ta


Chúng con kết một đàn hoa


Tạ ơn vũ trụ ông bà, tổ tiên


Tạ ơn triệu triệu người hiền


Đã dâng đã hiến đã yên lặng rồi.


Đã thành nhựa sống cho đời


Để cho cây đạo đâm chòi nảy hoa


Vinh quang bách họ tạo ra


Người còn tưởng nhớ người xa ân tình”


Tôi ước ao đội quân binh hùng tướng mạnh ấy vẫn là binh hùng, ngọn lửa chiến tranh  ấy vẫn là lửa thiêng. Cho nên đi đâu tôi cũng chỉ cầu xin Việt Nam sáng đạo. Và trong dân có đạo để dân tộc chúng ta hưng đạo. Và tôi vô cùng thấm thía những khi tiếp nhận được những thông tin từ cụ Trần Hưng Đạo. Cụ nói: “Con ơi! Ta yêu cái dân tộc này. Cho nên ngay cả khi ta về với gió, với mây, ta vẫn để lại một cái hiệu mà không biết bao nhiêu người hiểu được lòng ta: là Trần – Hưng – Đạo. Một nguyện ước thật là chân chính, giản đơn mà trong sáng vô cùng. Một con người bằng xương bằng thịt. Một vị thánh nhân và ngài đã thành bật tử.


Cho nên sẽ phải có cách hoá giải. Tôi cho rằng, những người dễ tính khi thác, họ về luôn với gió núi mây trời. Chỉ những người khó tính khi mất mới đòi tìm mộ. Người ta chấp, hận thì bắt phải tìm. Cho nên xin các ngài đại xá cho, cụ nào thiêng thì xếp vào loại khó tính. Có những gia đình đến đây, tôi có thể dự báo, không nên đi tìm. Vì người trong gia đình đó đã hết duyên, chẳng nợ, đừng đi tìm nữa. Nhưng có người ốp hẳn vào anh chị em, con cháu trong nhà, dẫn đi tìm bằng được.


P.V: Là một trong những người có khả năng ngoại cảm đầu tiên ở Việt Nam, tại sao khi Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thành lập, bà lại không tham gia?


Bà Phan Oanh: Trước khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, các anh trong Ban giám đốc có đến mời tôi tham gia. Tôi nói với các anh ấy là: “Tôi luôn là người bạn tốt của các anh. Còn các nhà ngoại cảm, họ là những bậc thầy, xin các anh cứ rước họ vào. Tôi chỉ là bạn của các anh và lúc nào cũng xin sẵn lòng chia sẻ và đàm đạo”.


Có lần, tôi nói với anh Chu Phác (Thiếu tướng Chu Phác, chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý) rằng : “Anh Phác ơi! Trời sinh anh làm tướng, trời lại khai mở cho ông tướng có duyên tâm linh thì anh phải làm các việc lớn hơn những công việc đi tìm hiểu “mấy con ma”. Vì xin lỗi! Gọi hồn có hàng ngàn năm nay rồi, trong khi chúng ta còn quá nhiều những việc lớn phải làm. Ngay từ ngày đầu, tôi đã nói với anh Ngô Đạt Tam (Giám đốc Trung tâm): “Khi các anh thành lập một trung tâm nghiên cứu tiềm năng lớn như thế này, thì việc số một các anh có thể giúp được dân tộc này là nhân danh làm khoa học, các anh tìm hiểu và hiệu triệu đủ cho tôi 10 nhà phong thuỷ. 5 người giỏi bằng sách, 5 người giỏi bằng duyên trời để giúp dân tộc này bước vào thời kỳ phục hưng dựng nước. Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long… Nhưng họ đã không làm được. Toàn mất thời gian đi xem gọi hồn gọi cốt, tìm mộ tìm mung. Tôi còn dặn thêm: Anh ơi! Mời các ông này để phục vụ sơn hà xã tắc nhưng phải mở ngoặc đơn, nói với các ông bà ấy đứng trong hậu trường. Chứ đừng đòi ngồi vào ghế Bộ chính trị. Có nhiều người lầm tưởng, tôi được nhà nước trọng dụng, nay mai được ngồi vào ghế này, ghế kia, thế là tự nhiên họ thành ra mặc cả. Đã âm thì phải ẩn, đã dương thì được hiện. Đó là luật. Tiếc rằng, bây giờ không ai hiểu luật. Họ quay sang pháp quyền. Đạo có 2 phần luật và pháp. Bây giờ người ta thiên về pháp, thích quyền năng. Còn luật chính là ánh đuốc để soi đường thì người ta lãng quên. Ngay cả tu phật cũng vậy. Người ta cũng thích pháp quyền hơn. Chứ còn cái giáo lý để giúp cái tâm đạt đến thông giác ngộ thì lại quá ít.


P.V: Không tham gia Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, vậy bà đứng ở vị trí nào trên bàn cờ tâm linh Việt Nam?


Bà Phan Oanh: Chức năng của tôi mà tôi thu nhận từ người Mẹ thiên nhiên là: Mãi mãi con chỉ là một con tốt vô danh làm công việc dẫn đường, một công việc thật tầm thường nhưng rất khó. Người dẫn đường phải hiểu rõ trước mặt mình là vực thẳm hay núi cao, bên cạnh mình là hổ phục hay rắn leo. Con dẫn đường lạc đạo cho bách gia trăm họ, con đắc tội với trời. Con dẫn đúng đường, con được công được đức. Con khắc cốt ghi xương điều này. Sống, tu cho ra trò. Chết hãy ra thầy. Ngần ấy từ là toàn bộ ván cờ của tôi. Các ngài đã bày cờ rồi. Đã tiểu tốt lại vô danh thì có nghĩa trên bàn cờ tôi không có chỗ nào đứng cả. Có một nhà ngoại cảm trong Sài Gòn 3 lần hỏi tôi: Chị Oanh ơi! Chị có sứ mệnh bày cờ không?”. Tôi bảo: “Không”. “Chị có chỗ đứng trên bàn cờ không?”. Tôi bảo:  “Càng không có”. Các bạn đi trên đường đạo, có thể đến ngã 3, ngã 5, có thể đến lối rẽ, các bạn có thể dừng một nhịp. Nếu Oanh có duyên thì chúng ta gặp nhau. Và chức năng của Oanh là chỉ đường. Và khi Oanh chỉ đường, mời các bạn cứ việc đi. Và nếu như đến cái chỗ bày cờ, các bạn ngồi vào vị thế, Oanh không có chỗ ngồi trên bàn cờ. Và không có trên bàn cờ thì người chỉ đường mới có một chút giá trị. Chứ tôi vừa chỉ đường xong, rồi bảo bây giờ các anh ngồi vào đây nhớ, còn chỗ này là của tôi nhớ thì chả còn là Oanh nữa rồi.


P.V: 25 năm làm tâm linh, điều gì khiến bà đau đáu, trăn trở nhiều nhất?


Bà Phan Oanh: Điều khiến tôi xót xa là nhà nước Việt Nam thả nổi mảng này. Chả có ai hướng dẫn. Biết bao người có duyên vì không có người hướng dẫn mà họ đi lạc đạo, biến luôn Phật thánh thành hàng hoá. Có một chị làm công việc tôn giáo của sở văn hoá Hà Nội đến gặp tôi để đàm đạo. Tôi có hỏi một câu: “Hỏi thật em nhé. Nhân danh em làm văn hoá, phụ trách tôn giáo của thủ đô, đã bao giờ em tập hợp tất cả những bà đồng cao thủ của Hà Nội để nghe người ta nói về đaọ thánh chưa em?”. Cô ấy đáp: “Em chưa làm”. Tôi bảo: “Thế bây giờ bản thân em quản lý về tôn giáo mà không nghe người ta nói thì làm sao hiểu được. Không hiểu mà lại đề ra phương án, hướng dẫn người ta thì càng thật là vô duyên. Cứ mời người ta đến theo tinh thần học hỏi. Các ông bà cứ nói thoả mái những cảm nhận của mình về đạo mẫu, đạo bản địa của Việt Nam. Và chúng tôi, nhân danh những người quản lý của nhà nước,  xin chân thành cầu thị học hỏi để  xem, để thấy sức mạnh của đạo Mẫu. Và các vị có thể hiến kế làm thế nào để đưa đạo Mẫu thật trật tự. Và cuối cùng là giữ được cái cốt cách thanh cao, những giá trị rất quý của đạo Mẫu”. Thế nhưng cô quản lý tôn giáo ấy đã không làm. Chỉ làm một việc này: “Xem ông này có khả năng tâm linh, ngoại cảm, có đơn vị, cá nhân nào tài trợ không? Có làm gì ảnh hưởng đến chính trị, an ninh của sơn hà xã tắc không? Có tổ chức phản động nào núp sau không? Nếu không thì thôi. Chấm hết. Tôi cũng từng được người ta xem như vậy.


Nếu nhìn đủ một vòng tròn, chúng ta sẽ nhìn được giá trị của các bậc thầy đó. Họ là con tốt, con mã, con xe, pháo trên bàn cờ thì ta vẫn trân trọng. Nếu tôi là nhà nước, tôi phải xếp như thế nào để họ có chỗ đứng. Và phải hướng dẫn như thế nào để trăm họ đừng lạc đường, cứ chớm một tý lại đến thầy bói để hỏi. Khi chơi cờ mà anh không đủ trí tuệ đánh là anh bí cờ. Bí cờ mà đi hỏi là đánh cờ rất dốt. Cho nên cái việc đạo, nó chứa đựng những công việc như thế. Chứ việc đạo không phải là việc xem tướng, xem số, gọi hồn, cầu cúng, tế lễ, giải hạn, ngồi đồng… Đó chỉ là phương pháp thôi. Mà trong cái bầu hồ lô này có hàng tỷ pháp. Lúc nào cần, am hiểu, anh sẽ nhờ pháp ấy, đó là kẻ thông minh. Chứ nếu không nó nhiễu loạn sẽ vô cùng khó cho mọi người.


P.V: Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện thú vị này!


H.A.S

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Bài ca sự sống - NQT

Khi sự sống không còn bao nhiêu nữa
Em thân yêu anh đến với em đây
Lòng ân hận mặt trời sắp tắt
Em mới về gieo hạt giống trên tay
Nhưng em ạ xưa nay hạt giống
Vốn sinh sôi nảy nở trong đêm
Nên em gắng đường buồn vì anh nhé
Nếu đời anh khép lại ở nơi em.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Cá không ăn muối cá ươn

Dư âm của đợt đi Vũng xình là về bị nhiễm lạnh, húng hắng ho, có đàm đặc. Vì không đau họng và ho không tức ngực nên mình cứ lì ra, chả chịu uống thuốc. Lì  mãi cả nửa tháng rồi nên không lì được nữa mới ra tiệm thuốc tây mô tả triệu chứng cho mấy em dược tá bán thuốc, đi khám bác sĩ là mất toi 2 tiếng đồng hồ chứ ít à.



Ngắm biển đêm



bố Cám ( chắp tay sau đít ): " Cám! khuya lắm rồi, về phòng đi không nhiễm lạnh đấy!"


Cám: " nhưng vọc nước khoái lắm bố ạ"


 

Trước biển - Vũ Quần Phương


Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

Em ơi em biển sâu rộng nhường kia
Ai biết được tự nơi nào biển mặn
Ơi hạt muối mang cho đời vị mặn
Tự bao giờ biển đã biết thương ta

Anh lặng im trên bãi cát như mơ
Trưa cô độc mặt trời lên chót đỉnh
Chỉ còn anh với nghìn trùng sóng đánh
Với nghìn trùng sâu lắng thương em
Chiều nay thôi khi nước thủy triều lên
Biển lại xóa dấu chân anh trên cát
Đời thay đổi những vui buồn sẽ khác
Vui buồn nào chẳng đậm lẽ thương nhau

Đến bao giờ anh được đứng cùng em
Trước biển lớn cuộc đời thương cảm ấy
Đêm gió trở mấy lần con sóng dậy
Chân trời nào đang có cánh buồm đi?

Ôi cuộc đời sâu rộng nhường kia
Sâu như biển, rộng như triều tít tắp
Vị biển mặn đến quá chừng mặn chát
Hạt muối đời hai đứa cắn chung nhau
Anh hiểu sao con sóng sớm bạc đầu

Anh hiểu sao chúng ta lại yêu nhau
Biển rộng quá, biển cần trời, cần đất
Bờ dẫu xa, bờ còn là có thật
Biển không cùng biển vẫn đỡ hơn anh
Trưa biển này anh chỉ nắm tay anh

Sóng bạc đầu biển vẫn mãi tươi xanh
Khi ta hết cuộc đời kia vẫn thế
Cái lúc ta chẳng được chờ nhau nữa
Gió vẫn vào thầm thĩ lá thông non
Dưới bãi xa con sóng vẫn bồn chồn
Vẫn chờ đợi một cái gì chưa tới
Mặt trời lên những chân trời lại mới
Những chân trời mờ ảo thuở ngày thơ...

Những cánh buồm lại rẽ sóng ra đi
Gió còn trẻ và buồm đang khao khát
Thuyền quăng lưới như đàn chim tha rác
Mặt biển bằng vui như mái nhà ta
Biết nói gì trước biển quá bao la
Trước tất cả những điều đơn giản thế
Anh đứng lặng nghe ngấm vào chất bể
Tiếng sóng dào trên một bãi dương xa...

Chúc mừng bác Phú IT

Khi bác vào VICT mình đã mang bầu Thỏ sắp đến ngày sinh. Thấm thoắt đã bảy năm, tuy không làm chung phòng nhưng hai anh em cũng hay buôn chuyện. Bác người Huế nên mỗi lần buôn chuyện là mình phải lắng tai nghe dữ lắm mới hiểu bác nói gì. Cuộc đời người đàn ông có hai việc lớn là lấy vợ và xây nhà, thánng 12 này bác đã hoàn thành một việc là lấy vợ, việc còn lại sẽ được tiến hành trong một hai năm tới.



Chú rể cọp và cô dâu rắn



Em Lành thỏ thẻ xin phép cô dâu cho ôm nhờ hoa cưới lấy tí vía mau mắn lấy chồng,


còn LA xin phép cô dâu cho khoác vai chú rể, hehehe.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Khi người ta cứng tuổi

Lại đặt title giống giống chị Phan Thị Vàng Anh một tẹo

 ( cafe suada nhỉ?).


Mùng 1 tháng 10 âm lịch, còn 2 tháng tròn nữa là đến tết cổ truyền.


Mẹ và Bông về nhà đã 5 rưỡi chiều. Bố bận công việc, chị Thỏ đi học thêm. Gần 19h bố rước chị về luôn thể. "Nào! Bông tự chơi cho mẹ cơm nước nhé", ngặt nỗi hôm nay đối diện nhà mình có cái đám ma, kèn trống tùng phèng to ơi là to làm Bông cứ quẩn chân mẹ và nói :" mẹ ơi, Bông chợ ( sợ )" làm mẹ không làm nhanh được. Nấu xong cũng đã là 6 rưỡi tối, hai mẹ con đi siêu thị mua trái về cây cúng. Rồi Thỏ và bố cùng về, Thỏ tắm gội xong ăn cơm, mẹ xúc Bông ăn. Bố tranh thủ ăn trước mẹ. Thỏ: " mẹ ơi con ngán quá con không ăn nữa đâu". Nhìn tô cơm còn một nửa, mẹ biết mẹ phải xúc cho Thỏ ăn nốt. Quần áo còn nguyên từ lúc đi làm về mẹ ăn vội lưng cơm rồi mới đi tắm ( chẳng có thời gian cho xuôi cơm, nhờ trời mấy năm nay đều như vậy chả thấy đau bao tử gì hết ). Chưa hết, bố phải chạy đi ra ngoài có tí việc, tí việc đó xong cũng là  tám rưỡi tối. Bố về tới nhà thì bố mẹ cự nhau ( chả phải lỗi tại ai, tại cuộc sống nhiều lo toan và mệt mỏi ), cách nay hai năm thì chuyện cự này thế nào cũng to tiếng và trong lòng mẹ thế nào cũng ấm ức, hôm nay thì không, mẹ bình tĩnh, thản nhiên đến chính mẹ cũng ngạc nhiên. Lúc này điều mẹ quan tâm hàng đầu là ôn thêm cho Thỏ một chút kiến thức để mai Thỏ thi ( Tiếng Việt ). Ba bố con vô phòng ngủ lúc 21h30. Mẹ gọi điện thoại cho bà ngoại. Có vẻ trong bốn chị em, mẹ và bà hợp nhau nhất. Nói chuyện vu vơ với bà 5 phút, mẹ nhìn đống chén bát nồi niêu trên bàn bếp mà không hề thấy bực bội chút nào, mẹ bắt tay vào rửa ráy lau chùi kệ bếp sàn nhà, vừa làm vừa hát nhỏ nhỏ mặc dù cũng thấy hơi buồn ngủ.


Lại nói về sự hát, mẹ cũng chẳng thích hát lắm nhưng ở đám ma hàng xóm chiều qua, dàn nhạc tây chơi bài "Vì đó là em" lúc đó mẹ đang nấu cơm chiều tự dưng mẹ hát ( vô thức ) theo nhạc, thế là bố lườm mẹ và la: " vô duyên, người ta chết chả buồn thì thôi lại còn hát theo nhạc ). Mẹ ngẩn mặt ra ( hơi quê ). Rồi nghĩ, mình có vô tâm khi mình không buồn không nhỉ? Đâu có, khi biết tin bác ấy mất ( mặc dù bây giờ dám cá là mẹ chỉ hơi nhớ mặt bác ấy thôi ) mẹ cũng hơi buồn đấy chứ. Năm nay bác ấy 53 tuổi, vợ bác cũng tầm đó, hai con của bác lớn hết rồi, 1 chị đi làm, 1 anh học đại học. Bác mất đột ngột vì bị đột quỵ, tức là không phải ốm đau hay tai nạn gì hết, một cái chết cũng nhẹ nhàng. Không như bố bạn Ty và Gấu ( chồng cô Khánh bạn mẹ ). Chú mất sau một thời gian khá dài lâm trọng bệnh, chú mất khi chú mới 37 tuổi và bạn Ty và Gấu thì còn quá nhỏ ( 6 tuổi và 2 tuổi). Mẹ cũng đã rất buồn trước tình cảnh mẹ con nhà cô ấy.


Phải chăng  khi người ta cứng tuổi, cách người ta giải quyết xung đột cũng khác và quan niệm về một kiếp nhân sinh cũng khác khi người ta trẻ.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Cuối năm

Thời tiết SG cuối năm thật khó chịu. Sáng lạnh, trưa nóng, tối lạnh làm Thỏ Bông nóng lạnh theo thời tiết luôn. Thỏ sắp thi học kỳ, không được phép ốm. Bông mà ốm thì cũng quấy khóc, gây gổ làm mẹ không dạy Thỏ học bài được. Ở riêng ( không sống cùng ông bà ) cũng nhiều cái hay và lắm cái dở. Cuối năm cả hai vợ chồng bận rộn, cả công việc lẫn tiếp khách ( ăn nhậu ). Tự động viên mình "cố lên, sắp Noel rồi, 22/12 Thỏ thi xong cả nhà đi ngắm phố phường và chụp hình".

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Bông hai tuổi

SN Bông đúng 20/11 tuy vào ngày thường mọi người vẫn phải đi làm nhưng tối bà ngoại được nghỉ nên mọi người quyết định làm đúng ngày. Bác Vân lên nhà Bông nấu nấu nướng nướng từ sáng để mọi người yên tâm công tác, chiều về chỉ việc nhậu. Yêu bác Vân quá Bông hén

.



Bông và bạn Teddy



Bông và anh Bin ( miệng anh Bin vẫn ngậm cơm chưa thèm nuốt, hic)

Gia đình nhà Cám


mẹ Cám



bố Cám



và Cám

Nhan sắc cảng VICT


Ms Hiền với Mrs World



Chi - Hiền



Song Hà với Multi - color



Người đẹp U50 bên xe hơi



Em Thắm ôm gốc dừa. Hehehe



Thiếu nữ bên hoa Trâm Ổi


(Cám ơn M.Thu đã cho Thobong xài chùa loạt ảnh Vũng Xình lần này

)

Đồng nghiệp

Hơn 10 năm làm ở V công đoàn mới tổ chức cho anh chị em đi chơi  lần đầu tiên. Vui. Vũng xình thì chả ai lạ gì nhưng cái chính mọi người được một ngày "là mình", không vướng bận công việc, gia đình và con cái.



ở tại KS Sammy



Nào mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đí chơi nhé



Một cảm giác rất Yomost



Thi nhảy cao. Hehhe



Gia đình Control Room và em Bonuer Trinh.


Khoái em Trinh vì ẻm đi chơi ẻm quậy hết mình

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Nhạt toẹt

Chị dâu chat với em chồng.


Chị dâu : Này chú! Chú làm chị tưởng bở đấy nhá. Cái hình avatar chị cứ tưởng là bồ chú, hóa ra là bồ cũ thằng Cường đô la.


Em chồng : Tăng Thanh Hà đấy. Chị nhìn kỹ đi.


Chị dâu : Biết rồi.


Em chồng : Chị nhìn kỹ chưa?


Chị dâu :


Em chồng : Ảnh hot của Tăng Thanh Hà đấy! Bị lộ "hàng"


( Lúc này chị dâu mới dùng mắt diều hâu và zoom cận cảnh ngắm nghía cái hình avatar. Hóa ra là khi chụp hình em Tăng "quên" cài nút áo ở khu vực núi đôi )


Chị dâu : Ui giời, tưởng gì. "Hàng" đó chị cũng có nên chị thấy nhạt toẹt


Hé hé. Nhạt hay mặn, hot hay cool còn tùy thuộc vào mắt nhìn mỗi người.


Chồng đọc entry này thế nào cũng tị nạnh. Chị dâu nói chuyện với em chồng còn nhiều hơn cả anh giai với em. Mỗi lần chồng định nói chuyện lâu lâu với thằng em thì toàn bị nó goodbye. Hihihi...

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Phan Cẩm Thượng - họa sĩ ở chùa


Họa sĩ Pham Cẩm Thượng


Thứ Tư, 09/05/2007 - 2:29 PM















Gần chục năm nay, hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng thường xuyên đi về chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), nghỉ ngơi, làm việc và hoà mình vào đời sống làng quê - nơi tưởng chừng tĩnh lặng nhưng lại ẩn chứa nhiều mâu thuẫn và vận động phức tạp.



Đường về Bút Tháp xanh mươn mướt, con đê dài vượt lên không trung trên nền cỏ đồng và những bãi dâu non. Gió cuối xuân bắt đầu phóng khoáng. Con đường đẹp đẽ từ chân cầu Đuống, nối những bãi bờ Gia Lâm với vùng Thuận Thành, mang không khí huyền thoại và vẻ bình yên như nhiều trăm năm qua chưa từng thay đổi.


Em tôi chỉ rặng tre nhỏ dàn hàng ngang bên mép nước: Lâu lâu, ông Thượng với mấy anh học trò, họa sỹ Việt, họa sỹ Tuấn hay nhà báo Lâm lại xuống bến bơi lặn…


Ngoài căn phòng nhỏ sau chùa, treo đầy tranh và xếp đầy sách, họa sỹ Phan Cẩm Thượng dán những lá quỳ bạc vào mấy bức tranh khổ nhỏ vừa phủ sơn.


Chùa Bút Tháp - Ninh Phúc tự được xây dựng tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh trong thế kỷ XVII. Kỹ thuật chạm khắc tượng và các hoa văn trên gỗ, đá ở đây được xếp vào hàng độc đáo, phong phú bậc nhất trong các công trình Phật giáo Việt Nam .


Sự liên kết của các gian thờ, những pho tượng, những bức phù điêu, lan can, cầu đá cùng những mảnh sân và hành lang dài có xu hướng vừa khép kín, vừa cởi mở. Không gian thiêng liêng, tịch mịch, u trầm, trong sâu xa phảng phất nỗi niềm thế cuộc đã níu chân Phan Cẩm Thượng.


Gần chục năm nay, họa sỹ thường xuyên đi về ngôi chùa, nghỉ ngơi, làm việc và hoà mình vào đời sống làng quê - nơi tưởng chừng tĩnh lặng nhưng lại ẩn chứa nhiều mâu thuẫn và vận động phức tạp.


Chúng tôi ra ngồi dưới những lùm nhãn dẫn vào tam quan nhà chùa. Những tán lá tròn và dày, trưa nắng hăng hắc mùi bọ xít lẫn hương cỏ ngan ngát. Những con bọ xít bé xíu màu đen tìm đến khắp nơi, có con đã mắc vào chòm râu dài của họa sỹ. Sát ngay chỗ chúng tôi ngồi, một con bọ ngựa cái sau cơn cuồng say, đang xé xác bọ ngựa đực. Nó tha phần còn lại lên cành cao cất giấu…


Ngồi ở đây, ngắm con đê sau chùa cao đến ngang trời, thầy trò họa sỹ tiếp tục nói chuyện về văn hoá Việt. Về sự mất mát của hàng ngàn, hàng vạn di sản và nghệ thuật ở nông thôn đang trên đường phát triển, những biến đổi không thể kéo lại trong tâm lý và lối sống những người ở quê trong quá trình đô thị hoá.


Nơi thiền môn lặng lẽ, công việc vẫn được bàn tới, một bức khắc gỗ vừa hoàn thành, dự kiến cho chuyến giảng bài ở một trường nghệ thuật nào đó mà nhiều năm qua, người ta vẫn mời: Lạng Sơn, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế…


Về chùa hay ở Hà Nội cũng vậy, họa sỹ không ngừng làm việc - bằng tay khi đưa nét mực đen vẽ trên nền lụa, nền giấy dó; bằng mắt khi chậm rãi mở những cuốn sách tiếng Anh, sách Hán Nôm, đến các triển lãm tranh, tượng, sắp đặt, đọc nghệ thuật và chứng kiến đời sống; và bằng trí não khi tư duy để cho ra đời một tác phẩm mới, một bài phê bình hay suy ngẫm về thời cuộc.


Không riêng rẽ đến thế, trong con người rất phong phú và sâu xa này, sự làm việc của các giác quan luôn được hoà lẫn, trong một trạng thái thong thả, tưởng chừng thư giãn nhưng luôn đều đặn và liên tục. Có thể đó là một biểu hiện của mối tương quan tĩnh và động.


Phan Cẩm Thượng dường như không thay đổi khi trở về không gian chùa quê - bên ngoài thoáng đãng, bên trong u uẩn, sâu kín - với khi ở giữa phố xá đông đúc. Căn hộ thuê trên tầng 4 khu Cảm Hội - Lò Đúc, vốn đã nhỏ, lại càng chật vì những bức vóc đen bóng, những tấm gỗ đang đục dở, sách báo và máy tính.


Anh Thạo - thợ chạm khắc gỗ tài hoa sống gần chùa Bút Tháp, chậm rãi vạch chiếc đục sắc theo những nét vẽ tròn của thầy Thượng, đầu không ngửng lên. Họa sỹ vừa đi công việc về, mặc quần nâu ngồi gọt khoai, nấu cơm cho hai thầy trò.


Phan Cẩm Thượng là một dòng sông, đều đặn trôi, trong những sông lớn mà họa sỹ là người chứng nghiệm: Đừng mất quá nhiều thời gian kiếm ăn, vừa vừa thôi! Hãy nhìn những dòng sông! Chứng kiến thì sẽ thấy được nhiều hơn. Có thể từ đầu anh đã nhận ra một điều gì đó, nhưng anh vẫn cần thời gian để chứng nghiệm.


Làm nghệ thuật, anh phải chứng kiến những đổi thay của xã hội dù không can thiệp được. Anh chỉ phản ánh được bằng nghệ thuật! Nếu đưa ra một thứ nghệ thuật nghiêng về sự nhân ái là tốt rồi!


Quan điểm chứng nghiệm được tạo dựng lâu dài, là kết quả của những đời sống thấm đẫm tuổi thơ. Một cách tự nhiên, chúng dẫn đến mong muốn được nhìn ngắm, suy luận và phát hiện trước muôn mặt xã hội.


Tuổi thơ Phan Cẩm Thượng long đong và đầy những suy nghĩ về cuộc sống. Năm 1965 sơ tán Phú Thọ rồi sang quê mẹ Phù Chẩn - Bắc Ninh một thời gian ngắn, 1968 về học ở Quốc Oai - Hà Tây, có những ngày học ở Cự Đà, 1969 học Nhân Chính - Hà Nội, 1970 lên Phúc Yên, 1972 lại về Quốc Oai, 1974, 1975 về Hà Nội, Đông Anh, rồi từ Đông Anh đi bộ đội.


Cuộc sống trôi nổi, đâu cũng là nhà, đâu cũng có những người đùm bọc, có những cuộc phiêu lưu với đám bạn bè và những nỗi đau buồn. Càng lớn càng buồn vì biết mình nghèo, và xấu hổ vì những lúc hết tiền đóng học, phải nghỉ. Rồi có người giúp, lại đi học, rồi lại nghỉ…


Lẫn với hàng trăm sự việc như thế là những ngày loanh quanh trong các đình chùa Hà Nội và các làng quê, tự học chữ Hán và thư pháp theo sách của một ông già trên phố cổ tặng cho. Lớp 3, lớp 4 đã về những ngõ gạch làng Cự Đà, vào các đền miếu cũ, rồi chơi trong các làng cổ Cấn Thượng - Trung - hạ vùng Quốc Oai, nơi vẫn còn các bà cụ cạo trọc đầu mặc váy vuông, lôi cả kiếm gỗ trong đình ra đấu nhau. Phan Cẩm Thượng lên chơi nhiều ngôi chùa trên núi, có những nơi nay đã thành vôi.


Lớp 8, thấy mình mai sau không hợp với đua tranh, danh vị, buôn bán, không làm được nghiên cứu, có lẽ chỉ hợp với những thứ mà người ta bỏ đi - tức là văn hoá cổ, là mấy cái bị coi là cổ hủ một thời.


Đi bộ đội, đến năm 1979, giải ngũ, nộp hồ sơ thi Hán Nôm Trường Tổng hợp bị trả lại. May gần nhà có ông làm tuyển sinh Trường Mỹ thuật Yết Kiêu, ông bảo đưa hồ sơ, thi thử bên này. Đỗ lý luận phê bình mỹ thuật, năm 1983 tốt nghiệp, ở lại trường giảng dạy, viết những bài đầu tiên về đình chùa cổ, nhớ về những nơi tuổi ấu thơ từng sống, nay đã biến đổi hoặc không còn. Đi điền dã triền miên, đều đặn đọc sách, đọc truyền thống và hiện đại để viết và dạy học.


Năm 1992, Phan Cẩm Thượng bắt đầu vẽ, lối vẽ cổ xưa, những bức tranh u uẩn, đầy những cảm thức về đời sống làng quê với những mặt người tưởng chừng mê ngủ, xung quanh con người có sự hiện diện của thánh thần, trong mỗi con người, có sự hiện diện khác nhau của những tính cách…


Trên hành trình nặng nhọc đi vào đất đai của mỹ thuật, điêu khắc cổ. Mà kéo về sau và mở sang hai bên là văn hoá truyền thống. Đẩy về trước là nền mỹ thuật hiện đại, Phan Cẩm Thượng luôn chọn sự dấn thân một cách điềm đạm để phù hợp với từng hoàn cảnh. Một phần nhờ thế, công việc luôn trôi chảy, liên tục.


Công việc, với Phan Cẩm Thượng, là vận động hình thành tác phẩm cùng tất cả những điều tiếp nhận, ngẫm nghĩ, là những dòng sông cõi người trôi qua trước mặt với nhiều khúc quanh, ngã rẽ, là phố đông và chùa vắng - những nơi mà lẽ xuất xử trong mình biến ảo nhịp nhàng.


Tôi nhớ lại từng triền đê chạy dưới những vừng mây lớn dẫn về ngôi chùa, dẫn tới Phan Cẩm Thượng, nhận ra vào những lúc nào đó trong ngày, với một số người, nó trở thành con đường đi tìm Đạo. Trên đó, khi từ nắng rực rỡ đi vào bóng rợp âm âm, mát lành của mây trời phủ xuống, tôi tin vào sự có thật của những huyền thoại


Nguyễn Quang Hưng

Về Bút Tháp cùng Phan Cẩm Thượng

16/02/2007


TTXuân - Tôi quen anh Phan Cẩm Thượng được vài tháng thì anh rủ tôi đi thăm chùa Bút Tháp, hỏi tôi có thời gian ở được vài ba hôm không? Tôi ngạc nhiên: Ta ở lại đâu? Anh cười: Thì ở chùa, anh có ở chùa được không?... Về sau tôi mới để ý: khi nói về tôi thì anh gọi là “đi”, còn khi tự nói về mình thì anh bảo là “về”.


1. Anh Thượng có nhà bên Hà Nội, nhưng nói theo ngôn ngữ nhà Phật, đấy chỉ là nơi gửi, Bút Tháp mới là chỗ anh về. Tại đây anh có một phòng để ở và vẽ, một phòng nhỏ sát cạnh làm nơi chứa tranh, kho vàng thật sự của anh. Thoạt đầu tôi nghĩ anh Thượng về ở Bút Tháp là để vẽ. Hóa ra không phải. Quả Bút Tháp là một trong những ngôi chùa đẹp nhất nước, lại nằm chính giữa Kinh Bắc, một vùng văn hóa cổ và sâu nhất, quá lý tưởng cho một họa sĩ tìm đến.


Nhưng anh Thượng tìm về Bút Tháp, gần như định cư hẳn ở đấy chắc chủ yếu vì một điều khác: anh tìm đến với một niềm tâm sự u uẩn, xưa nay thời nào và ở đâu cũng có, ai ngờ dấu vết lại đậm nhất ở chốn cửa Phật này, đau đáu số kiếp con người. Thật vậy, đây đâu chỉ là một ngôi chùa, còn là nơi nhốt chứa nỗi đau thắt quặn của mấy con người, mấy cá nhân mà cũng là đại diện cả một giai tầng, thậm chí một xã hội, một thời, mà cũng có thể muôn thời.








Chùa Bút Tháp
Ngôi chùa này, anh Thượng bảo, không ai biết đích xác được lập từ thời nào. Hai tấm bia chính ở chùa, tấm sớm nhất “Sắc kiến Ninh Phúc Thiền tự bi ký” thế kỷ 17, đều ghi là “trùng tu”, lời bia rất văn hoa: “Ninh Phúc là ngôi chùa cổ, biệt danh Thiếu Lâm. Trên nền tảng của thánh hiền, nằm trong vùng Siêu Loại. Liền với dãy núi Tam Đảo. Vượt sông dài nối với những áng mây trôi Yên Tử. Đất Tiên Du vắng lặng hai bên...”. Trước đó chắc là một ngôi chùa làng nghèo, đã đổ nát, và hẳn cũng chưa có tháp nhọn như ngọn bút viết lên trời xanh để được gọi là Bút Tháp. Viết điều gì vậy? Đâu phải kinh Phật. Viết nỗi đau của con người.


2. Thế kỷ 17 là một thế kỷ loạn ly và đầy mâu thuẫn. Loạn nhà Mạc, chiến tranh Nam Bắc triều vừa chấm dứt thì lại bắt đầu cuộc nội chiến lớn nhất lịch sử, Trịnh Nguyễn phân tranh. Anh Thượng có lần nói, như một nhà xã hội học uyên thâm và trầm tư: Phong kiến mãi đánh nhau, mặc kệ làng xã tự trị. Cho nên đây cũng là thời kỳ làng xã hưng thịnh, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Và nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật dân gian, lên tới đỉnh cao, như thường vẫn vậy, không phải trong những buổi thái bình và ổn định của xã hội, mà trong thời loạn.


Khủng hoảng xã hội đổ bóng xuống những số phận cá nhân, tập trung vào tầng lớp cao nhất, tầng lớp thống trị. Chính ở đấy diễn ra những bi kịch thống thiết và cũng nhầy nhụa nhất. Chúa Trịnh khuynh loát, vua Lê chỉ còn cái bóng mờ. Trịnh Tùng bắt vua Lê Kính Tông phải thắt cổ tự tử, đưa Lê Thần Tông lên ngôi, ép Thần Tông lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc là vợ góa đã có bốn con của Lê Trụ vừa mắc tội phải chết chém.


Sử chép: “Triều thần can gián, vua nói: “Trót rồi phải lấy”. Từ đó trời mưa dầm không ngớt...”. Người viết bia Ninh Phúc Thiền tự thật thâm thúy, văn bia ghi: “Vượt sông dài nối với những áng mây trôi Yên Tử...”. Cứ như muốn hỏi: lịch sử là một vòng luẩn quẩn không bao giờ dứt chăng? Sao mà ở đây lại giống chuyện Trần Thủ Độ với Trần Thái Tông, Trần Liễu... đầu nhà Trần đến thế, tưởng chép lại nguyên si!... Và lạ thế, cả hai lần dấu vết của bi kịch lại đều rõ nhất, đậm nhất ở các chùa. Trong ý tưởng xây dựng, trong kiến trúc, và đọng sâu nhất trong các tượng.


Bút Tháp là nơi có nhiều tượng vào hàng đẹp nhất trong thế giới tượng cổ Việt Nam: hệ thống tượng Phật phong phú, nổi tiếng nhất là tượng Phật nghìn mắt nghìn tay cực kỳ điêu luyện; hệ thống tranh khắc đá mà anh Thượng đã rất tinh tế bảo là vừa đa dạng vừa nhất quán theo thủ pháp nghệ thuật đảo chiều: “Nét chạm bề ngoài thì thô vụng nhưng kỹ xảo hết sức khéo léo tinh vi, tạo hình tượng thì ngẫu nhiên, tự do nhưng hết sức chắt lọc và khái quát, nhiều khối lớn có vẻ sơ sài nhưng đường nét rất vi tế, đục khắc trên đá mà cho cảm giác thoải mái như bậc cao sĩ múa bút thảo thư...”.


Song sinh động và độc đáo nhất ở đây là loạt tượng chân dung, không chỉ chạm khắc một đôi khuôn mặt, mà trưng ra đấy, trường trải với thời gian, diện mạo cả một triều đình, tầng lớp đứng đầu một xã hội đổ nát, một nhân quần đang cố vùng vẫy tìm đường thoát khỏi những đau khổ cùng cực của kiếp nhân sinh, tất cả đều cố giấu sau vẻ an tịnh của lớp áo khoác Phật giáo, mà rồi có giấu được đâu. Tượng chân dung ở Bút Tháp đông đúc khác thường, rộn rịp, chen chúc ở gian tiền đường. Chính giữa là Lê Thần Tông, vây quanh là các bà hoàng phi và công chúa của ông.








Phan Cẩm Thượng (ngồi) trong chùa Bút Tháp


3. Chủ trương xây Bút Tháp chính là bà Ngọc Trúc. Nay bà cũng đang ngồi đó, tại gian tiền đường, bên cạnh vua, đứng hàng đầu trong số tượng các bà phi. Đối với người đàn bà này, người nghệ sĩ vô danh thế kỷ thứ 17 không còn phải quá giữ gìn khắt khe như đối với vua. Nét khắc đã hằn sâu số phận và tính cách cá nhân. Phan Cẩm Thượng nhận xét: “Khuôn mặt cương nghị, ẩn nhẫn, đôi mắt mở to biểu hiện con người từng trải và đau khổ”.


Có đêm, rất khuya, anh Thượng rủ tôi đến ngồi ở tiền đường, trước cái quần thể tượng kỳ lạ ấy, gồm vua cùng bao nhiêu bà cung phi và công chúa của ông, ở trung tâm là một người đàn ông và một người đàn bà thống khổ. Chúng tôi ngồi đó không còn biết là bao lâu nữa, ánh sáng chập chờn của tiền điện và không khí huyền ảo chùa khuya khiến cả không gian lẫn thời gian đều lãng đãng hư thực.


Đây là chùa hay là cõi nào, là đạo hay là đời, là chốn siêu thoát thanh tịnh hay là cõi trần thế xáo động? Sao lại đem bày nơi cửa Phật này lắm nỗi dục vọng và tuyệt vọng của con người đến vậy? Tôi chăm chú nhìn vào đôi mắt mở to tưởng như đã an tịnh mà kỳ thực còn kinh ngạc của người đàn bà đã sống và đau khổ bốn trăm năm trước. Anh Thượng gọi đấy là một đôi mắt “ẩn nhẫn”.


Ban ngày, khi tấp nập khách thập phương đến viếng, hương khói mịt mù, trông bà hoàng xưa như đã siêu thoát thành một vị phật bà yên tịnh, đã trả lời xong mọi câu hỏi khắc nghiệt éo le của cuộc đời; nhưng giữa đêm khuya, càng khuya và càng nhìn kỹ mới thấy đôi mắt ấy như mỗi lúc càng mở ra to hơn, ngơ ngác, sững sờ, tưởng chừng vẫn còn nguyên đó, đông cứng suốt bốn trăm năm, nỗi sững sờ của người phụ nữ vừa khóc chồng mới chết thảm khốc đã liền phải cưới lấy một ông vua bù nhìn mà mình không hề yêu. Và tôi bỗng có cảm giác bắt đầu lờ mờ hiểu ra được đôi chút điều đã khiến anh bạn họa sĩ của tôi tìm đến định cư nơi này.


Vậy đó, nghệ thuật là cuộc lần tìm theo dấu vết con đường giải thoát con người xưa nay vốn mãi trằn trọc đi tìm, nghệ thuật cũng chính là bản thân cuộc tìm kiếm nhọc nhằn và bất tận ấy. Bốn thế kỷ trước, người đàn bà đau khổ tận cùng nay vẫn ngồi kia từng đến đây trên con đường tìm kiếm thống thiết mà vô vọng của mình. Bà đã chủ động dựng nên nơi này, còn chủ động hơn cả Thần Tông chồng bà, như một lối mở đường giải thoát cho cả hai. Năm 1633, có thiền sư Chiết Tuyết từ Trung Hoa vào Đàng Trong rồi ra Thăng Long, lập chùa Phật Tích bên kia sông Đuống. Bà Ngọc Trúc lập tức đến nghe kinh, rồi xin cho trùng tu Bút Tháp để tính chuyện chính thức xuất gia.


Mất mười năm Bút Tháp mới hoàn thành, Chiết Tuyết từ Phật Tích chuyển sang trụ trì Bút Tháp. Bà Ngọc Trúc liền dẫn các con gái và một loạt hoàng thân quốc thích về hẳn Bút Tháp qui y. Anh Thượng bảo chính bà Ngọc Trúc là người đã cùng Chiết Tuyết phác họa và quyết định phương án kiến trúc Bút Tháp.








Trăng hạ huyền - khắc gỗ Phan Cẩm Thượng


4. Tôi có một chị bạn là họa sĩ, đã bỏ suốt mười năm đi khắp các đình chùa, lục khắp các bảo tàng và kho lưu trữ, chỉ để làm mỗi một việc: đo đạc các kích thước của những công trình ấy, lần ra tỉ lệ giữa chúng, để cuối cùng khám phá ra được cái hằng số kiến trúc đặc trưng.


Có được cái ấy, chị bảo, thì vẽ bất cứ cái gì, bằng cách nào cũng lập tức ra dân tộc, ra Việt Nam ngay, không lẫn vào đâu được. Hồn dân tộc chứa trong cái hằng số ấy. Qua con đường thống khổ tận cùng và nỗi khát khao giải thoát cháy bỏng, bà Ngọc Trúc đã tìm ra được cái hằng số kiến trúc cho Bút Tháp, để lại cho hậu thế công trình tuyệt mỹ này.


Anh Thượng tìm về đây cũng chính là đi tìm cái hằng số đó. Anh giảng cho tôi: không gian Bút Tháp là một không gian dùng dằng hết sức đặc biệt, nửa đóng nửa mở, mở mà đóng, đóng mà mở, nửa kín nửa hở, kín mà hở, hở mà kín, nửa quyết nửa không, nửa bỏ nửa giữ, trong không gian dường có chứa cả thời gian, chùa nhìn từ bên ngoài thì nhỏ nhưng đi vào lại rộng, mở mãi không cùng, càng đi càng mở, đi hoài không hết, bất tận, tổng thể hoạch định chặt chẽ, chi tiết lại rất khác nhau và tự do... Nghệ thuật Bút Tháp chạy giữa hai bút pháp bác học và dân gian, giữa sự chán đời thất thế và khát vọng lưu luyến trần ai, giữa hiện thực và ảo tưởng, hiện sinh và hư vô...


Vậy đó, có một ngôi chùa như thế, bên bờ con sông Đuống nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc cội nguồn, rất đạo mà rất đời, yên tịnh mà xáo động, dân dã mà uyên thâm. Và có một người họa sĩ, một người nghệ sĩ đã và còn muốn để hết cả cuộc đời đến tìm ở đấy cái hằng số cho nghệ thuật của mình, mà cũng là cho cả cuộc đời mình, đối với anh không hề, không thể tách biệt.


NGUYÊN NGỌC

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Vụn vặt 04/11/2009

Sáng


Chở Bông đi học. Tới lớp, Bông bye bye và mi gió mẹ để mẹ đi làm. Có một anh học cùng lớp Bông ( cỡ hơn 3 tuổi ) cũng  hớn hở bye bye mẹ của Bông. Bông lập tức quay lại hất tay và bặm môi quắc mắt lên với anh ( ý là đây là mẹ của riêng em, anh không được bye bye mẹ em ), rồi gần như lập tức Bông lại quay sang mẹ tiếp tục công việc cười và bye bye mẹ. Hoạt cảnh ngắn ngủi: Cười và bye mẹ - bặm môi hăm dọa anh Chít - rồi lại cười và bye mẹ, chỉ diễn ra cỡ 10 giây, khuôn mặt Bông liên tục biến đổi rất ngộ nghĩnh làm mẹ phì cười. Khởi đầu một buổi sáng vui

.


Đến công ty. Cánh cửa mở ra thế giới của mình ( Internet ) bị khóa từ hôm qua. Hóa ra nó ( internet ) cũng chẳng ghê gớm như mình nghĩ ( mình sẽ chán như con gián nếu không được lướt web ). Một cánh cửa khác mở ra khi cánh cửa kia đóng lại, mình có thời gian đắm chìm vào thế giới kiến trúc của Suối Nguồn ( 1200 trang ) mà mình mới giải quyết được hơn 200 trang rồi bỏ đấy.


Chiều


Từ giờ đến cuối năm SG sẽ bị ảnh hưởng kinh khủng bởi những đợt triều cường mà mình cũng dính vì con đường đi làm của mình cặp theo bờ kênh Tẻ. Mình tự an ủi, trong khi nhiều xe đang bị chết máy phải dẫn bộ trong biển nước thế kia , em LEAD đen của mình vẫn ung dung rẽ sóng tiến lên, rồi có triều cường mình mới nghe Bông bi bô: "mẹ ơi, nước kìa, ghê chưa!!!". Nước sông ( thực tế là nước cống, nước thải ) bắn hết lên chân và quần cũng có hôi hám, nhớp nháp nhưng về nhà đã có bình nóng lạnh và sữa tắm giải quyết hết. Thế nên triều cường cũng chẳng có gì kinh khủng. Ngay ngã 3 lối rẽ vào chung cư nhà mình hôm nay như một hồ nước lấp lánh ánh đèn đường trông còn khác lạ và lung linh nữa ấy chứ

.


Tối


Cả nhà lại ăn ngoài vì cho Thỏ đi khám xong thì trời đã nhá nhem, nghĩ đến về nhà mới lụi cụi nấu nấu, rửa rửa chồng đã chán nên chồng đòi ăn ngoài. Hôm nay ăn mì Vịt Tiềm. Ở quán ăn có 2 chị em bán vé số, chị chừng 7 tuổi và thằng em 4 tuổi đen nhẻm và còi dí dị ( phong cách bán vé số rất chuyên nghiệp

 ). Có một bác trung niên ( chưa tới 50 ) vẫy bé chị ra và hỏi han vài câu rồi bác gọi cho 2 đứa 2 tô mì và 2 ly trà đá. Bác không cho tiền và cũng không mua vé số. Có lẽ do đọc nhiều phóng sự có những đường dây chuyên chăn dắt trẻ em ăn xin và bán vé số nên bác cho chúng nó ăn cho chắc cú
. Hai đứa trẻ háo hức chờ đợi tô mì như chờ được ăn tiệc và chúng còn rù rì bình luận về cái món chúng sắp được ăn, còn Thỏ thì uể oải nhai trệu trạo. Khi mì được bưng ra bé chị chia thêm cho thằng em thịt vịt của phần mình
. Bác trung niên ngồi ngắm nhìn chúng ăn, khi chúng gần ăn xong bác mới về. Hai đứa lập tức buông đũa vòng tay chào ân nhân. Mặt mũi 2 đứa đều đậm nét phong trần vì phải ra đời sớm nhưng ở một chừng mực nào đó chúng vẫn giữ được sự lễ độ cần có của một đứa trẻ.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Khéo tay hay sai

Đó là nàng ( chị gái tôi )


Khả năng nấu nướng của mình gói gọn trong 4 chữ “vàng”: luộc – kho – xào – rán.


Còn nàng khác hẳn. Nàng khéo tay và có tài lẻ. Nàng biết thêu thùa và vẽ áo dài và đã từng kiếm tiền từ hai nghề này. Đến khi lấy chồng, chồng nàng phân công công tác cho nàng là nấu ăn, chăm con và học vẽ tranh. Hình như do chồng nàng kén ăn ( thích ăn ngon ) nên từ khi lấy chồng tay nghề nấu nướng của nàng ngày càng  thiện chiến.


Phàm những người dở nấu và ngại nấu như mình thì yêu cầu món ăn chỉ cần vệ sinh và đủ chất, còn nàng thì không. Món nàng nấu chế biến cầu kỳ ( đầy đủ gia vị ), trình bày đẹp mắt ( tỉa rau củ trang trí ) và rất chịu khó đổi món ( đáp ứng khẩu vị của anh xã nhà nàng ). Tủ lạnh và tủ bếp nhà nàng như một siêu thị thu nhỏ. Gi gỉ gì gi cái gì cũng có. Một lần rỗi việc mình mở tủ lạnh ba tầng nhà nàng ra đếm xem có bao nhiêu thứ trong đó. Mình đếm đến con số 30 mà vẫn chưa hết, mình chán chả đếm nữa ( đấy là chưa đếm ở tủ bếp ). Đại đa số trong đó là gia vị để chế cho các món ăn. Ví dụ 10h đêm mà đưa nàng cái giò heo kêu nàng nấu giả cầy hay con cá chép kêu nàng kho dưa riềng là tủ gia vị của nàng đáp ứng được ngay. Nàng còn tự nuôi mẻ và muối măng chua với mắc mật để chuyên trị món cá ( chồng nàng là tín đồ của cá ). Nàng thích làm bánh và làm bánh bao rất ngon.


Mỗi lần đi ăn món Huế, Bê và Thỏ rất thích bánh bột lọc. Mỗi đứa 2 đĩa mà chẳng thấm tháp gì ( 30k / đĩa ). Nàng thì thào với mình ở quán: “Có một dúm bột và vài con tôm. Dễ làm lắm, hôm nào tao và mày làm cho chúng nó ăn chán thì thôi”. Và ngày đó cũng đến vào sáng hôm qua. Nàng làm bánh bột lọc nhân thập cẩm vì “con Bê không thích ăn tôm”. Nhân thập cẩm của nàng gồm thịt, tôm, củ đậu, nấm hương, mộc nhĩ và hành hương. Trong khi nàng nhồi bột thì mình làm nhân ( dưới sự chỉ đạo gắt gao của nàng ). Nào là thịt phải bằm nhỏ, tôm bóc vỏ rồi xắt hạt lựu to. Các loại nấm, củ đậu và hành hương xắt nhuyễn. Đầu tôm luộc lên, giã ra lọc nước để làm nước chấm 

. Túi bột năng sau nửa tiếng dưới bàn tay thoăn thoắt của nàng đã biến thành 1 cục bột mềm dẻo mịn và tròn xoe như được đúc từ khuôn. Nhồi bột cần có kinh nghiệm và khéo léo. Nước nhồi bột là nước nóng già ( không được quá nóng hay quá nguội ), chế nước từ từ và nhào nhanh tay không thì bột bị vón cục và chai bột. Bột nhào xong không được quá khô hay quá nhão. Lâu nhất là công đoạn nặn bánh và luộc bánh. Nặn bánh cần khéo léo ( cái này đương nhiên là độc quyền của nàng ) còn mình thì luộc bánh, giống luộc rau. Bánh nổi lên là chín, vớt ra thả ngay vào tô nước lạnh ( có vài viên đá ) để khi xếp bánh ra đĩa bánh không bị dính vào nhau. Hai chị em hì hụi 2 tiếng mới xong. Oải
. Mình làu bàu với nàng: “ Chả biết có rẻ hơn ăn ở nhà hàng không mà nhiều công quá, cầu kỳ quá. Em thấy cứ xào nhân lên cho ra đĩa, luộc bột ( không có nhân ), khi ăn cắn 1 miếng bột và xúc 1 muỗng nhân. Vào bụng cũng giống nhau hết. ( Hehehe, là mình nói cho sướng miệng thế thôi chứ đời nào nàng chịu )”.


Phần thưởng


11h30 cả nhà có một món ăn “giản dị” duy nhất BÁNH BỘT LỌC NHÂN THẬP CẨM.


Khi Bê ăn mình hỏi Bê: “Có ngon như nhà hàng không con?”


Bê sung sướng: “Dạ, không phải ngon mà là quá ngon. Tuần sau cô Phỗng làm cho con món này nữa nha.”


Oạch. Cô chịu, cô chỉ là tay sai của mẹ con. Cô mà độc lập tác chiến thì con chỉ có nước ăn bột luộc và nhân xào. Mà có khi cô không qua được khâu nhồi bột ấy chứ!



Bê - Misa - Thỏ và nàng