Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009

Luôn may mắn

Có cô bạn học cùng cấp 3 ở HP vào SG chơi 1 tuần tên là Huyền. Bây giờ bạn làm dâu Hà Nội, 2 thằng con trai bằng tầm Thỏ Bông. Huyền đi du lịch với thằng nhóc 2 tuổi và bà cô ruột 67 tuổi. Phục. Là mình chắc ở nhà còn hơn nhưng trộm vía ông con cũng ngoan và khỏe và bà cô ruột cũng khỏe. Huyền xinh xắn, khôn ngoan, khéo léo. Đối với bạn bè cũ cũng thật lòng. Đi chơi Vũng Tàu Huyền mua quà cho mình và Tuấn. Quà lưu niệm thôi, giá trị không cao nhưng thể hiện tình cảm bạn bè dành cho nhau. Huyền tặng Tuấn móc chìa khóa bằng gỗ và yêu cầu người bán khắc chữ (bằng bút điện) lên đó _ “Luôn may mắn”. Chắc Huyền thấy mười mấy năm nay Tuấn cứ loay hoay tìm “đường đi’ của riêng mình mà chưa thấy. Tôi cũng mong cuộc sống của Tuấn từ giờ “luôn may mắn” như lời chúc Huyền dành cho Tuấn. Huyền còn kể chuyện hồi lớp 10 (tuổi bắt đầu biết rung cảm trước bạn khác phái) Tuấn đã gửi thư cho Huyền (không dám đưa trực tiếp, giả bộ mượn vở chép bài và khi trả vở thì kèm thêm lá thư). Lá thư không được đọc vì Huyền mắc cỡ và đưa cho cô bạn ngồi cạnh “muốn làm gì thì làm”. Chả biết Tuấn còn nhớ chuyện xưa không, chắc là nhớ. Ôi, mới đó mà đã mười mấy năm rồi…

huyenLHP bạn Huyền thinhLHP bạn Thinh Photobucket bạn Tuấn

Luôn may mắn

Có cô bạn học cùng cấp 3 ở HP vào SG chơi 1 tuần tên là Huyền. Bây giờ bạn làm dâu Hà Nội, 2 thằng con trai bằng tầm Thỏ Bông. Huyền đi du lịch với thằng nhóc 2 tuổi và bà cô ruột 67 tuổi. Phục. Là mình chắc ở nhà còn hơn nhưng trộm vía ông con cũng ngoan và khỏe và bà cô ruột cũng khỏe. Huyền xinh xắn, khôn ngoan, khéo léo. Đối với bạn bè cũ cũng thật lòng. Đi chơi Vũng Tàu Huyền mua quà cho mình và Tuấn. Quà lưu niệm thôi, giá trị không cao nhưng thể hiện tình cảm bạn bè dành cho nhau. Huyền tặng Tuấn móc chìa khóa bằng gỗ và yêu cầu người bán khắc chữ (bằng bút điện) lên đó _ “Luôn may mắn”. Chắc Huyền thấy mười mấy năm nay Tuấn cứ loay hoay tìm “đường đi’ của riêng mình mà chưa thấy. Tôi cũng mong cuộc sống của Tuấn từ giờ “luôn may mắn” như lời chúc Huyền dành cho Tuấn. Huyền còn kể chuyện hồi lớp 10 (tuổi bắt đầu biết rung cảm trước bạn khác phái) Tuấn đã gửi thư cho Huyền (không dám đưa trực tiếp, giả bộ mượn vở chép bài và khi trả vở thì kèm thêm lá thư). Lá thư không được đọc vì Huyền mắc cỡ và đưa cho cô bạn ngồi cạnh “muốn làm gì thì làm”. Chả biết Tuấn còn nhớ chuyện xưa không, chắc là nhớ. Ôi, mới đó mà đã mười mấy năm rồi…



bạn Huyền



bạn Thinh


bạn Tuấn

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

Mayonnaise Lisa

tho2007.jpg Hoa Vien Restaurent picture by heotoc

Nếu tự chấm điểm cho mình về khoản nấu ăn thì mình chỉ được trên 5 điểm và dưới 7 điểm. Nhưng như vậy không có nghĩa là nhà mình suy dinh dưỡng đâu nhé. Nhờ trời, chắc mát da mát thịt nên 4 thành viên trong nhà đều từ đủ cân đến dư cân. Đầu tiên là ông xã, cao 1mét 66, nặng 68kg (đấy là chồng tự khai) còn theo ước lượng của mình chồng phải ngót nghét 70kg, mình thì 50kg (cân vào sáng sớm bụng đói meo, không dám nhìn thẳng vào sự thật là cân khi no và cho phép sai số 0.5kg của cân Nhơn Hòa thì phải là 51.5 kg), Thỏ 7 tuổi - 22kg (vừa xinh), Bông 17 tháng - 12kg (bụ bẫm, trắng tinh như cục bông gòn ai nhìn cũng muốn thơm, muốn nựng).

Quan điểm của mình trong vấn đề ăn uống là đơn giản và đủ chất (2 món / bữa như rau muống luộc và cá chiên chẳng hạn). 2 vợ chồng đi làm, 2 con còn nhỏ đi học cả ngày, nhà lại không có người giúp việc và không ở cùng ông bà nội ngoại. Chiều đi làm về đến nhà là 17h30 nên phải nấu món gì đơn giản cho nhanh, tắm con, cho con ăn tối, nghỉ ngơi 1 lát và cho con học bài, uống sữa và lùa con đi ngủ. Một vòng quay đều đặn như thế từ thứ 2 đến thứ 6. Dù kém trong khoản chế biến đồ ăn nhưng bếp nhà mình vẫn đỏ lửa ít nhất 6 ngày trong tuần (nấu ăn sáng ở nhà cho con và bữa tối cho gia đình). Chắc chồng biết vợ kém trong khoản làm mồi nhậu nên hiếm khi nào mời bạn về nhà (có gì là mời bạn ra hàng quán) hay ngày chủ nhật mình muốn làm khác ngày thường là dậy sớm đi chợ chế biến món gì cầu kỳ một chút chồng gạt đi, đề nghị phương án khác. Quan điểm của chồng là nấu nướng chi nhiều cho mệt, ăn cũng chỉ được nhiêu đó. Cả nhà đi ăn sáng, uống cà phê, gần trưa chồng đi mua bánh cuốn chả Thanh Trì về ăn. Thế là xong, khỏi nấu nướng lôi thôi. Nghe qua tưởng chồng chiều vợ, sợ vợ vất vả nhưng chưa chắc đâu. Vì nếu vợ bày vẽ ra nấu nướng chồng phải trông con, thỉnh thoảng còn bị vợ sai vặt làm hộ em cái này, lấy hộ em cái nọ. Chi bằng ăn kém ngon đi một tí, cả nhà cùng nhau đi ăn sáng, uống cà phê vừa được tiếng chiều vợ con, vừa có vợ trông con cho chồng rảnh rang buôn chuyện với bạn bè hay đọc báo. Bữa ăn chiều chủ nhật không muốn giống như các buổi chiều trong tuần thì chồng sẵn sàng chở cả nhà đi ăn ngoài rồi cho con đi siêu thị hay nhà sách luôn thể. Tóm lại, vợ chồng mình hợp nhau trong quan điểm tổ chức bữa ăn trong gia đình. Thế nên các bạn mình (nhất là những bạn thỉnh thoảng mời cơm nhà mình) bỏ quá cho nhé vì các bạn sẽ thấy nhà mình không mời cơm đáp lễ đâu. Cà phê sáng chủ nhật thì luôn sẵn sàng. Hiiiii.

Sẽ có ai đó thắc mắc tại sao tiêu đề entry là Mayonnaise Lisa mà chả có dòng nào về bạn ấy. Thì đây. Mình phải cám ơn bạn Mayonnaise Lisa, nhờ có bạn mà hôm nào mình chế biến đồ ăn không được ngon lắm thì đã có bạn đỡ hộ. Thỏ nhà mình có thói quen trộn Mayonnaise vào cơm ăn chung. Trong tủ lạnh bao giờ cũng có sẵn tuýp Mayonnaise (là một loại sốt làm từ trứng, dấm và dầu ăn, vị hơi chua và beo béo). Tô cơm của Thỏ gồm cơm trắng, thức ăn cắt nhỏ (cá, thịt, tôm, mực, trứng tùy theo bữa), rau cắt nhỏ, một chút nước tương (xì dầu) – có hôm buồn buồn mẹ dằm thêm 1 cục phô mai Con bò cười và Mayonnaise (tất cả trộn đều lên thành 1 thứ hỗn hợp mà chồng nhìn đã muốn xỉu vì tô cơm vừa bự, vừa không giống ai) và một chén canh riêng. Hôm nào mẹ đổi món cho Thỏ ăn nui xào bò hay mì xào bò cũng phải có Mayonnaise. Tóm lại Mayonnaise Lisa là người bạn thân thiết của Thỏ (hay nói cách khác Thỏ là khách hàng thân thiết của Mayonnaise Lisa - một sản phẩm của Ajinomoto).

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

my life

Học kỳ 2 của lớp 11, bố chuyển gia đình vào Gài Gòn sinh sống. Đó vào khoảng tháng 01.1993 (mình nhớ mãi đúng ngày ông Táo thì cả nhà lên tàu hỏa rời HP). Vào đây mình hoàn thành nốt 1 năm rưỡi của cấp 3 là học nốt học kỳ 2 lớp 11 và lớp 12. Mình học trường Bùi Thị Xuân, đường Bùi Thị Xuân Q1. Tiết học đầu tiên ở trường mới là tiết văn , cô chủ nhiệm lớp dạy luôn là cô Khánh Lan, cô rất xinh và dịu dàng như tên gọi của cô. Hôm đó mình nhớ mãi học bài Chơi Xuân của Phan Bội Châu. Cô gọi một bạn đứng lên đọc bài thơ, mình nhớ rất rõ là mình không thể nghe nổi dù chỉ một câu trong bài thơ đó vì các bạn nói giọng miền Nam.

Chơi xuân (Phan Bội Châu - 潘佩珠, Việt Nam)

Quân bất kiến Nam, Xuân tự cổ đa danh sĩ
Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi
Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi
Tùa tám cõi ném về trong một túi
Thơ rằng:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi
Mặt mũi anh hùng há chịu ri
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế
Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ
Nắm địa cầu vừa một tí con con
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà
Hai vai gánh vác sơn hà
Đã chơi chơi nốt, ố chà chà xuân.

Suốt 1 năm rưỡi còn lại của cấp 3 mình cô đơn và lạc lõng. Mình khóc hoài, nhớ trường cũ, bạn cũ, thành phố cũ (có thể gọi là sốc văn hóa vì bị thay đổi môi trường sống). Bố mẹ và chị gái chắc đỡ hơn mình và 2 em gái. Vì bố mẹ là người lớn, bố mẹ quyết định di chuyển chỗ ở, chị gái lúc đó đã đi làm (chị 18 tuổi), còn mình 16 tuổi và 2 em gái em kế mình lớp 5 và em út lớp 3. Chúng nó cũng giống mình, mặt cứ chảy ra vì không quen trường quen lớp. Bây giờ thỉnh thoảng nằm mơ lại quãng thời gian học cấp 3 ở SG mình vẫn toát mồ hôi vì sợ. Giật mình tỉnh dậy may quá chỉ là giấc mơ. Giờ nghĩ lại không biết mình đã vượt qua những tháng năm đó như thế nào và thi đậu đại học ngay năm đầu tiên??? (Vì nói ra xấu hổ, thời gian học cấp 3 ở HP mình chưa có khái niệm đại học là cái gì, học lực cũng tạm tạm) – chắc do tụi nó học dở hơn mình. Hiii.

Suốt thời gian học cấp 3 trong này, thú vui duy nhất của mình là đi bộ ra nhà thờ Đức Bà mua thiệp hoặc giấy viết thư và chui vào bưu Bưu Điện Thành Phố viết thư cho các bạn cũ. (ừ nhỉ! hôm nào phải ôn lại cảm giác ấy, mà viết cho ai bây giờ nhỉ???)

Giờ đây, 16 năm đã trôi qua, tổng kết lại mình đã “được” gì và “mất” gì vì sự thay đổi môi trường sống ấy??? So sánh thế thì vô cùng vì cuộc sống luôn cuộn chảy, những gì đã qua không thể trở lại. Mình thực sự thích nghi với cuộc sống trong này, bây giờ về HP chỉ là về chơi thì được chứ còn về ở hẳn chắc mình lại bị sốc tiếp. Heee. Nhưng có bài thơ này hơi đúng với mình nè.

Có Khi Nào

Có khi nào trên đường đời tấp nập

Ta vô tình đã đi lướt qua nhau

Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất

Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu.

(Bùi Minh Quc)

Mayonnaise Lisa


Nếu tự chấm điểm cho mình về khoản nấu ăn thì mình chỉ được trên 5 điểm và dưới 7 điểm. Nhưng như vậy không có nghĩa là nhà mình suy dinh dưỡng đâu nhé. Nhờ trời, chắc mát da mát thịt nên 4 thành viên trong nhà đều từ đủ cân đến dư cân. Đầu tiên là ông xã, cao 1mét 66, nặng 68kg (đấy là chồng tự khai) còn theo ước lượng của mình chồng phải ngót nghét 70kg, mình thì 50kg (cân vào sáng sớm bụng đói meo, không dám nhìn thẳng vào sự thật là cân khi no và cho phép sai số 0.5kg của cân Nhơn Hòa thì phải là 51.5 kg), Thỏ 7 tuổi - 22kg (vừa xinh), Bông 17 tháng - 12kg (bụ bẫm, trắng tinh như cục bông gòn ai nhìn cũng muốn thơm, muốn nựng).



Quan điểm của mình trong vấn đề ăn uống là đơn giản và đủ chất (2 món / bữa như rau muống luộc và cá chiên chẳng hạn). 2 vợ chồng đi làm, 2 con còn nhỏ đi học cả ngày, nhà lại không có người giúp việc và không ở cùng ông bà nội ngoại. Chiều đi làm về đến nhà là 17h30 nên phải nấu món gì đơn giản cho nhanh, tắm con, cho con ăn tối, nghỉ ngơi 1 lát và cho con học bài, uống sữa và lùa con đi ngủ. Một vòng quay đều đặn như thế từ thứ 2 đến thứ 6. Dù kém trong khoản chế biến đồ ăn nhưng bếp nhà mình vẫn đỏ lửa ít nhất 6 ngày trong tuần (nấu ăn sáng ở nhà cho con và bữa tối cho gia đình). Chắc chồng biết vợ kém trong khoản làm mồi nhậu nên hiếm khi nào mời bạn về nhà (có gì là mời bạn ra hàng quán) hay ngày chủ nhật mình muốn làm khác ngày thường là dậy sớm đi chợ chế biến món gì cầu kỳ một chút chồng gạt đi, đề nghị phương án khác. Quan điểm của chồng là nấu nướng chi nhiều cho mệt, ăn cũng chỉ được nhiêu đó. Cả nhà đi ăn sáng, uống cà phê, gần trưa chồng đi mua bánh cuốn chả Thanh Trì về ăn. Thế là xong, khỏi nấu nướng lôi thôi. Nghe qua tưởng chồng chiều vợ, sợ vợ vất vả nhưng chưa chắc đâu. Vì nếu vợ bày vẽ ra nấu nướng chồng phải trông con, thỉnh thoảng còn bị vợ sai vặt làm hộ em cái này, lấy hộ em cái nọ. Chi bằng ăn kém ngon đi một tí, cả nhà cùng nhau đi ăn sáng, uống cà phê vừa được tiếng chiều vợ con, vừa có vợ trông con cho chồng rảnh rang buôn chuyện với bạn bè hay đọc báo. Bữa ăn chiều chủ nhật không muốn giống như các buổi chiều trong tuần thì chồng sẵn sàng chở cả nhà đi ăn ngoài rồi cho con đi siêu thị hay nhà sách luôn thể. Tóm lại, vợ chồng mình hợp nhau trong quan điểm tổ chức bữa ăn trong gia đình. Thế nên các bạn mình (nhất là những bạn thỉnh thoảng mời cơm nhà mình) bỏ quá cho nhé vì các bạn sẽ thấy nhà mình không mời cơm đáp lễ đâu. Cà phê sáng chủ nhật thì luôn sẵn sàng. Hiiiii.



Sẽ có ai đó thắc mắc tại sao tiêu đề entry là Mayonnaise Lisa mà chả có dòng nào về bạn ấy. Thì đây. Mình phải cám ơn bạn Mayonnaise Lisa, nhờ có bạn mà hôm nào mình chế biến đồ ăn không được ngon lắm thì đã có bạn đỡ hộ. Thỏ nhà mình có thói quen trộn Mayonnaise vào cơm ăn chung. Trong tủ lạnh bao giờ cũng có sẵn tuýp Mayonnaise (là một loại sốt làm từ trứng, dấm và dầu ăn, vị hơi chua và beo béo). Tô cơm của Thỏ gồm cơm trắng, thức ăn cắt nhỏ (cá, thịt, tôm, mực, trứng tùy theo bữa), rau cắt nhỏ, một chút nước tương (xì dầu) – có hôm buồn buồn mẹ dằm thêm 1 cục phô mai Con bò cười và Mayonnaise (tất cả trộn đều lên thành 1 thứ hỗn hợp mà chồng nhìn đã muốn xỉu vì tô cơm vừa bự, vừa không giống ai) và một chén canh riêng. Hôm nào mẹ đổi món cho Thỏ ăn nui xào bò hay mì xào bò cũng phải có Mayonnaise. Tóm lại Mayonnaise Lisa là người bạn thân thiết của Thỏ (hay nói cách khác Thỏ là khách hàng thân thiết của Mayonnaise Lisa - một sản phẩm của Ajinomoto).

my life




Bưu điện TP Hồ Chí Minh


 

Học kỳ 2 của lớp 11, bố chuyển gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Đó vào khoảng tháng 01.1993 (mình nhớ mãi đúng ngày ông Táo thì cả nhà lên tàu hỏa rời HP). Vào đây mình hoàn thành nốt 1 năm rưỡi của cấp 3 là học nốt học kỳ 2 lớp 11 và lớp 12. Mình học trường Bùi Thị Xuân, đường Bùi Thị Xuân Q1. Tiết học đầu tiên ở trường mới là tiết văn , cô chủ nhiệm lớp dạy luôn là cô Khánh Lan, cô rất xinh và dịu dàng như tên gọi của cô. Hôm đó mình nhớ mãi học bài Chơi Xuân của Phan Bội Châu. Cô gọi một bạn đứng lên đọc bài thơ, mình nhớ rất rõ là mình không thể nghe nổi dù chỉ một câu trong bài thơ đó vì các bạn nói giọng miền Nam.



Chơi xuân (Phan Bội Châu - 潘佩珠, Việt Nam)

Quân bất kiến Nam, Xuân tự cổ đa danh sĩ
Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi
Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi
Tùa tám cõi ném về trong một túi
Thơ rằng:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi
Mặt mũi anh hùng há chịu ri
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế
Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ
Nắm địa cầu vừa một tí con con
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà
Hai vai gánh vác sơn hà
Đã chơi chơi nốt, ố chà chà xuân.



Suốt 1 năm rưỡi còn lại của cấp 3 mình cô đơn và lạc lõng. Mình khóc hoài, nhớ trường cũ, bạn cũ, thành phố cũ (có thể gọi là sốc văn hóa vì bị thay đổi môi trường sống). Bố mẹ và chị gái chắc đỡ hơn mình và 2 em gái. Vì bố mẹ là người lớn, bố mẹ quyết định di chuyển chỗ ở, chị gái lúc đó đã đi làm (chị 18 tuổi), còn mình 16 tuổi và 2 em gái em kế mình lớp 5 và em út lớp 3. Chúng nó cũng giống mình, mặt cứ chảy ra vì không quen trường quen lớp. Bây giờ thỉnh thoảng nằm mơ lại quãng thời gian học cấp 3 ở SG mình vẫn toát mồ hôi vì sợ. Giật mình tỉnh dậy may quá chỉ là giấc mơ. Giờ nghĩ lại không biết mình đã vượt qua những tháng năm đó như thế nào và thi đậu đại học ngay năm đầu tiên??? (Vì nói ra xấu hổ, thời gian học cấp 3 ở HP mình chưa có khái niệm đại học là cái gì, học lực cũng tạm tạm) – chắc do tụi nó học dở hơn mình. Hiii.



Suốt thời gian học cấp 3 trong này, thú vui duy nhất của mình là đi bộ ra nhà thờ Đức Bà mua thiệp hoặc giấy viết thư và chui vào bưu Bưu Điện Thành Phố viết thư cho các bạn cũ. (ừ nhỉ! hôm nào phải ôn lại cảm giác ấy, mà viết cho ai bây giờ nhỉ???)




Giờ đây, 16 năm đã trôi qua, tổng kết lại mình đã “được” gì và “mất” gì vì sự thay đổi môi trường sống ấy??? So sánh thế thì vô cùng vì cuộc sống luôn cuộn chảy, những gì đã qua không thể trở lại. Mình thực sự thích nghi với cuộc sống trong này, bây giờ về HP chỉ là về chơi thì được chứ còn về ở hẳn chắc mình lại bị sốc tiếp. Heee. Nhưng có bài thơ này hơi đúng với mình nè.




Có Khi Nào



Có khi nào trên đường đời tấp nập


Ta vô tình đã đi lướt qua nhau


Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất


Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu.



(Bùi Minh Quc)

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2009

một bài viết hay

Con nít bây giờ

Người học trò cũ than thở với tôi: “Con nít bây giờ tội nghiệp lắm cô. Tụi nó không có tuổi thơ.” Tuổi thơ mà em muốn nói là những cuộc rong chơi vô tư trên đồng rộng sông dài, đi bắt cua bắt còng, đá banh trên những ruộng lúa đã gặt mùa khô, bơi theo những giề lục bình trôi trên sông… Đó là tuổi thơ mà em đã may mắn có được ở quê nhà. Còn “con nít bây giờ” là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố, sau cả ngày học ở trường, về nhà chỉ có ti vi và máy tính để làm bạn.

Đúng là con nít thành thị dễ gì có được tuổi thơ giữa thiên nhiên, có chăng là những kỳ nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần được đưa về nông thôn, nếu may mắn có cha mẹ ý thức ảnh hưởng quan trọng của thiên nhiên đối với sự giáo dưỡng con người. Từ khi châu Âu bắt đầu cuộc cách mạng kỷ nghệ và văn minh đô thị phát triển, thì đã phát sinh nhu cầu giải thoát (dù nhất thời) con người khỏi máy móc và môi trường nhân tạo, để tìm về thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn. Những nhà văn của thời đó để lại nhiều tác phẩm ca ngợi những ngày hè ở nông thôn, xác nhận dấu ấn thiên nhiên trong cuộc đời và tâm tình của họ.

Những đứa trẻ thành thị nhà nghèo không có được cả niềm an ủi thỉnh thoảng được hít thở không khí đồng quê. Tụi nó không biết một thế giới nào khác những lề đường bê tông mù mịt khói xe, hay những con hẻm nhỏ quanh co thường ngập nước cống. Đôi khi tôi thấy người giàu ở đô thị tỏ ra thương xót những đứa trẻ nhà quê ngơ ngác trong những lớp học xập xệ, hay lò dò trên cây cầu khỉ. Nông thôn của mình còn chưa được đầu tư cơ sở vật chất công ích, đời sống trẻ em nông thôn cũng bị nhiều thiệt thòi. Trẻ em nhà nghèo ở đâu cũng khiến cho người hiểu biết xót xa. Nhưng giữa đứa trẻ nghèo khó trong hẻm hay trên lề đường phố thị và trẻ con nghèo khó giữa đồng quê, khó nói đứa nào bất hạnh hơn.

Ở thành thị, thực ra trẻ con cũng có tuổi thơ. Trong phim “Slumdog Millionaire”, hai anh em Jamal thưở còn mẹ đã có một tuổi thơ vô tư, chơi đùa với bọn trẻ khu ổ chuột gần sân bay, vẫn có một khoảng trời rộng để hò hét chạy nhảy, dù bị những chiếc máy bay thường xuyên xé nát, và bị cảnh sát ví chạy có cờ. Chúng chỉ bị mất tuổi thơ khi mất mẹ, phải lăn lộn giữa đô thị tự tìm lấy cách sinh tồn. Trẻ em ở nông thôn có khi cũng phải đi kiếm miếng ăn: mò cua, bắt ốc, lượm củi, hay mót nông sản ngoài đồng. Một số ít trong bọn trẻ đó lớn lên và thành đạt ở đô thị , nhớ về tuổi thơ vất vả ở nông thôn mà tự hào và hạnh phúc. Phần đông sẽ trọn đời lam lũ ở nông thôn, và có lẽ niềm khao khát lớn nhất của họ là cho con mình lên thành phố để thoát khỏi số phận của chính họ.
Con nít ở thành thị có thuận lợi hơn, có nhiều cơ hội hơn để phát triển, hay con nít ở nông thôn may mắn hơn, hạnh phúc hơn vì được sống giữa thiên nhiên? Có lẽ không thể có đáp số chung cho từng hoàn cảnh khi nói tới số phận con người. Một đứa trẻ có thể được hưởng tất cả những điều tốt đẹp nhất mà cả thành thị lẫn nông thôn có thể dành cho nó, mà nó vẫn không hề trở thành kẻ xuất sắc hay biết là mình may mắn hạnh phúc. Môi trường đô thị hay nông thôn chỉ là môi trường để cho những nhân tố khác phát triển trong quá trình hình thành một con người. Sự thay đổi môi trường có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đó.
Hồi còn ở quê ngoại tôi cũng chỉ là một đứa trẻ nhà nghèo, nhưng vô tư hạnh phúc. Ngày tôi rời làng quê tản cư lên thành phố, cơn sốc thay đổi môi trường sống còn dư chấn suốt nhiều năm sau này trong đời tôi. Gần mười năm liền sau đó tôi quen dần những con hẻm, nhưng nỗi khao khát cánh đồng và con suối không hề nguôi. Giữa thập niên sáu mươi ấy, Sài Gòn bắt đầu có truyền hình. Ban đầu tôi đi coi ké ở nhà giàu trong xóm. Cha tôi thương con, ráng dành dụm mua một cái. Và tôi phải nhìn nhận là cái truyền hình đen trắng ngày đó, dù không phong phú chương trình như bây giờ, đã là cánh cửa sổ mở ra thế giới cho những đứa nhỏ lớn lên trong hẻm như tôi.

“Con nít bây giờ” chỉ biết ti vi và máy tính, không biết mùi thực sự của bùn non hay lúa chín, cảm giác của da thịt tiếp xúc làn gió đồng hay làn nước suối, với người này cũng chẳng sao, với người khác là điều đáng tội nghiệp. Nếu may mà có chương trình ti vi tốt hay biết sử dụng máy tính để học hành, thì thực ra là may mắn. Thực đáng tội nghiệp là những đứa trẻ vùi đầu vào máy tính để chơi game. Không chỉ bọn trẻ thành thị, mà con nít bây giờ ở nông thôn cũng lún vào bãi lầy game, dù chung quanh chúng vẫn còn đồng rộng sông dài.

Lý Lan

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2009

Quê Hương (Trịnh Công Sơn)

Một lần vô tình bật TV thấy chương trình “Văn Hóa - Sự Kiên - Nhân Vật”, mình thích chương trình này. Kết thúc chương trình đó ca sỹ Hiền Thục hát bài Quê Hương - Trịnh Công Sơn hay quá. Hôm sau search trên google định nghe nhạc online nhưng bài này chưa có trên mạng, chỉ kiếm được bài viết này của đạo diễn Hải Ninh

Một tình khúc ít người biết đến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Cho đến bây giờ có lẽ chưa mấy ai biết đến một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một nàng thơ còn ngủ yên bên “bờ biển bao la” của quê hương. Đó là bài hát "Quê hương" ông viết cho bộ phim "Bãi biển đời người" cách đây hơn 30 năm.

Người yêu nhạc Trịnh ai cũng biết anh là tác giả của những tình khúc, khắc khoải, thầm lặng với những thân phận tình yêu “để lại trong cõi thiên thai hình dáng nụ cười”. Nhưng tôi lại đến với anh trong nỗi băn khoăn của con người về cội nguồn của mình với những ước vọng luôn gắn bó máu thịt với cội rễ dân tộc mình trong bộ phim nghệ thuật. Khi đi tìm bản nhạc cho phim: “Bãi biển đời người”, tôi đã tìm đến anh. Trong phim cũng có một “đời người”, một thân phận tình yêu trên một bãi biển, như là một không gian ước lệ về quê hương của Kiều Trinh - nhân vật nữ chính của tác phẩm.

Chúng tôi hẹn gặp nhau ở một quán cà phê bên hồ Con Rùa ở trung tâm TP.HCM. Chiều hôm ấy trời mưa lâm râm, tôi và họa sĩ Đào Đức đang đứng lóng ngóng nhìn về các ngả đường để tìm hình dáng người nhạc sĩ “bé nhỏ” nhưng lại mang một tâm hồn lớn trong những bài ca đầy tính nhân bản. Tôi tìm đến anh, còn vì lẽ âm nhạc của anh có sự đồng cảm bạn bè, anh thèm tình người hơn cõi vắng lặng, dám đi sâu vào nỗi đau nhân thế để làm vợi đi những nỗi đau. Những nỗi đau trong âm nhạc của anh đầy ắp tình yêu thương, mà sức nặng của nó là tính nhân văn cao cả.

Đang tản mạn với những ý nghĩ mông lung tìm hiểu người bạn đường mà mình đang cần đến, cũng có chút bâng khuâng như “mối tình đầu” của một tình yêu nghệ thuật của hai người nghệ sĩ còn xa lạ ở hai đầu đất nước thì tôi có linh cảm như có một ai đó đang nhìn mình ngay sát cạnh. “Ôi! Anh Sơn!” - Thay cho lời chào trang nhã thì tôi bật lên hồn nhiên như người thân lâu ngày gặp lại.

Trong quán cà phê nhỏ lúc này vắng hẳn, chỉ còn ba chúng tôi, và một cặp tình nhân ngồi nép nhau ở góc xa. Ngoài trời vẫn mưa rả rích. Buổi chiều buồn trên đường phố vắng như làm nền cho tiếng của tôi kể về một câu chuyện tình, trong đó có thân phận một tình yêu của Kiều Trinh, và số phận một đất nước sau chiến tranh có những người bỏ quê hương ra đi. Qua câu chuyện, một vấn đề được đặt ra cho cả anh và tôi là đi tìm những bí ẩn trong tâm hồn con người Việt Nam, điều gì đó có thể gây xúc động sâu sắc đối với con người để níu giữ họ không rời bỏ Tổ quốc mình.

Tôi biết trong âm nhạc của anh bên những bản tình khúc còn mang một nỗi buồn “không quê hương”, từng “phiêu lãng quên mình lãng du” bên chính đôi bờ sông Hương quê anh, đơn côi trên chiếc ghế bố, nằm co trên sàn ximăng giá lạnh trong căn nhà hoang sau Đại học Văn khoa Huế trong những ngày trốn lính; phiêu bạt trên những con đường đất đỏ cao nguyên… rồi trôi dạt về thành phố. Những ngày lưu lạc lang thang trên các nẻo đường đời ấy có lúc người nhạc sĩ tha phương phải dựa vào “trái tim cho ta nơi về nương náu”. Tôi muốn tìm nỗi đau nhân vật của tôi trong sự đồng cảm, cho đến lúc anh Sơn bật đèn lên những cảm nghĩ của mình bằng lời: “Chỉ có quê hương mới có thể níu giữ con người Việt Nam không ra đi mà thôi…”.

Hơn một tháng sau tôi được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho nghe môtíp nhạc của bộ phim, và bài hát “Quê hương” là một phần của hồn nhạc:

Quê hương trẻ mãi những tâm hồn thiêng liêng
Em đi qua đó không bao giờ buồn phiền
Xanh xanh cây lá biển hát chiều mưa.
Quê hương nằm thức bên bờ biển bao la
Sau cơn chinh chiến núi non vẫn mượt mà
Bay đi trong mưa nắng những câu chuyện thần tiên.

Lời ca như một bài thơ. Phần đầu của bài hát nhạc sĩ đã khái quát được toàn cảnh đất nước sau chiến tranh, và tình yêu quê hương dạt dào như “biển hát chiều mưa”. Sự thay đổi của đất nước, con người đã trở thành tiếng thơ trong anh, và cô đúc lại thành tiếng nói tâm hồn của người nhạc sĩ. Anh đã đi từ thơ đến nhạc:

Từ ngàn xưa lúa reo trên đồng,
Người ta sống hát trong nhân gian,
Tình nhẹ như cánh chim cò trắng,
Chờ chiều vang đi những bao ngàn năm,
Tìm về trăng cuối nguồn, trái tim bốn mùa vẫn dịu dàng ngân.

Khi bài hát vang lên trong gian phòng nhỏ ấm cúng cả anh thì tâm hồn người nghe không còn bị giam hãm trong bốn bức tường, mà không gian như được mở rộng, thời gian như được kéo dài đến vô tận “từ ngàn xưa”.

Điều đáng nói ở đây, từ một nhạc sĩ với những bản tình khúc buồn, những hình ảnh cô gái đi qua đời, và cuộc đời như một đóa hoa vô thường,
thì trong bài ca “Quê hương” ta như phát hiện ra một Trịnh Công Sơn vẫn còn ẩn giấu một niềm lạc quan rộng lớn đối với cuộc sống và con người, vẫn thấy cuộc đời thay lá, thay hoa và có một cái nhìn vượt thời gian với những ước mơ của người nghệ sĩ. Vì hình tượng của thi ca bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống, từ tình yêu và hy vọng, và muốn truyền đạt một ý tưởng nhân văn nào đó của tác giả đến với người cảm thụ. Đấy là sức mạnh của âm nhạc trong bộ phim để níu giữ những người con không xa rời Tổ quốc của mình. Đây cũng là chủ đề của tác phẩm “Bãi biển đời người”.

Khi dàn dựng và tạo hình, để cho hình ảnh và âm nhạc thống nhất thành một hình tượng nghệ thuật, đoàn làm phim gồm cả trăm người cùng với máy móc, xe cộ, phương tiện, lều bạt cồng kềnh “hành quân” đến Đại Lãnh - bãi biển đẹp nhất của Khánh Hòa từ hôm trước, dựng lều trại dưới những hàng dương thơ mộng như tranh đồng quê của danh họa Nga Lêvitan. Đêm ấy cả đoàn phim không mấy người ngủ yên vì ba giờ sáng đã phải dậy chuẩn bị hiện trường để sớm tinh mơ đón cảnh mặt trời mọc trong buổi rạng đông của một đất nước bao năm chìm trong khói lửa chiến tranh, giờ đây đang mở ra một ngày mới. Và con người Việt Nam lại được tự do cất tiếng hát đã “vang đi bao ngàn năm” của dân tộc mình.

Bao nhiêu mưa gió bay trong lòng quê hương,
Mang qua thôn xóm những câu chuyện bình thường,
Cho em yêu mãi nhé tâm hồn cỏ non…

Thời gian đã trôi qua hơn ba mươi năm như một khoảng trống đối với một tác phẩm còn “ngủ yên trong rừng”. Làm thế nào để đưa nó đến với cộng đồng? Đấy là nỗi bức xúc của người đã từng hợp tác với anh.

Đối với tài năng lớn như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì một nốt nhạc của anh cũng trở thành tài sản, huống chi đây là một tác phẩm có giá trị. Tôi xin trả lại vị trí xứng đáng của nó cho đời sống âm nhạc. Và để tác phẩm trở về với mái nhà ấm cúng của gia đình họ Trịnh, tôi có vài mong muốn - nếu được một nhà hảo tâm, một người hay một tổ chức nào yêu mến âm nhạc Trịnh Công Sơn - hãy tài trợ một đêm diễn giới thiệu một cách trân trọng bài hát “Quê hương” của anh. Điều may mắn là người đồng tác giả với anh Sơn là nhạc sĩ Thanh Tùng. Tôi rất vui sướng khi thấy nhạc sĩ Thanh Tùng là người đứng ra tổ chức và chỉ huy đêm diễn.

Đạo diễn Hải Ninh - (CAND)
theo vnmedia.vn
20/03/2006