Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

Được và Mất

Vợ chồng nhà mình đến là “biết” xài tiền.


Ngày 08/08/09 vợ làm “từ thiện” phương tiện đi làm của mình. Khi thấy không còn phương tiện đi từ công ty về nhà bèn gọi cho chồng đến rước về. Trên đường về chồng hỏi vợ : “giờ em thích xe gì?”. Vợ : “Tùy lòng hảo tâm của anh” ( trả lời thế cho lịch sự chứ biết chắc “nhân dịp” này thế nào chồng cũng mua cho xe đẹp hơn xe cũ

). Chiều đó để xả xui và cũng là đãi vợ chồng bà chị họ của chồng đang đi nghỉ tuần trăng mật ở SG nên cả nhà tổ chức ăn uống ở nhà hàng, hai vợ chồng “hớn hở” cụng ly với nhau và bàn xem mua xe gì cho vợ. Một tuần sau vợ có xe mới đi làm.


Ngày 08/09/09 chồng nhập viện tiểu phẫu khu vực đầu ra chút xíu. Gọi là tiểu phẫu nhưng cũng phải nằm lại BV mất 2 đêm . Chồng mình to béo thế nhưng nhát, mỗi lần chồng ốm là mình có cảm giác mình có 3 đứa nhóc, 2 gái, 1 trai

. Nhưng đi ra ngoài xem ra chồng mình vẫn còn “mạnh mẽ” chán. Còn nhớ hôm cùng chồng  đến BV, lúc đang chờ y tá gọi tên vô phòng phẫu thuật, có vợ chồng nhà kia, mình tạm gọi là vợ chồng cầy cáo ( vì nhà này có quán nhậu chuyên về thịt rừng như cầy, nhím, lợn rừng, cheo vvv ở Đồng Nai). Anh chồng nhà cầy cáo cũng phẫu thuật giống chồng mình, trong khi ngồi chờ y tá gọi tên thì ngồi dựa hẳn vào chị vợ, đầu ngả hẳn vào vai vợ như đứa con trai ngả vào lòng mẹ ( chắc đang run sợ như những con cầy lúc sắp bị làm thịt
) . Lúc đó ít nhất chồng mình còn ngồi thẳng lưng đọc báo. Trong lúc hai ông chồng vô phòng phẫu thuật ( cùng với hơn bốn mươi bệnh nhân khác nữa ), mình ngồi ở ngoài phòng chờ buôn chuyện với vợ cầy cho đỡ chán và mau hết thời gian. Mãi 18h30 chồng mới được chuyển ra phòng ngoài (gần 12 tiếng đồng hồ trong phòng tiểu phẫu và hậu phẫu). Câu đầu tiên chồng nói khi gặp vợ là anh đói quá ( cũng may là vợ nhanh ý đã mua sẵn nước Yến – không được uống sữa và chưa được ăn cháo ). Vừa uống nước Yến chồng vừa tâm sự rằng nằm trong phòng hậu phẫu đã đói thì chớ còn gặp đúng ngay thằng chủ quán nhậu thịt rừng, nó kể các loại đồ ăn làm anh vừa thèm vừa đói. Nó còn kể chi tiết quán nó bán các loại con, con gì làm những món gì như nướng, hấp, xào lăn, xáo măng, gỏi, cháo … ( mà những con đó đa phần chồng mình đều có nhậu qua nên chắc trí tưởng tượng tha hồ phát huy nên càng đói dữ ). Kể lể một hồi xong kêu: “quên không lấy địa chỉ hôm nào xuống ăn”, vợ tiếp lời ngay : “em có điện thoại của vợ ông đó rồi”. Hahha. Đúng là đàn bà. Ba hôm nghỉ làm chăm chồng, phải ăn uống ở ngoài, mình lang thang phát hiện ra một vài quán ăn ngon ngon, ngộ ngộ. Ví như quán cháo lòng ở bên hông BV ĐHYD vừa đông khách, vừa ngon, vừa rẻ ( chưa chắc đã bổ, hihii). Rồi quán Phá lấu lòng bò ở đường Trần Hưng Đạo, lang thang vào khu chung cư Nguyễn Trãi cũ kỹ, lang thang vô chợ Xã Tây mua trái cây ( cái tên chợ nghe thiệt ngộ ) mà mình đi qua không biết bao lần mà chẳng bao giờ vào chợ.


Hôm qua Bông còn nghịch ngợm lấy cái chày giã cua của mẹ định làm một nhát vào tivi, bố thấy thế bèn chặn đứng bàn tay đen tối, lột vũ khí và nói : “ Thôi con. Tháng này bố mẹ xài  nhiều tiền rồi. Bố mẹ chưa có ý định sắm TV mới đâu con ạ. Hehehe”

.

Một cuộc mưu sinh

Tối qua cho Thỏ đi tái khám ở phòng mạch tư gần nhà. Phòng mạch đó có rất nhiều em bé nhỏ đến khám nên có một xe đồ chơi đi động đến đó bán hàng ( những em bé nào khóc la không chịu cho bác sỹ khám thì bố mẹ mua đồ chơi dụ bé ). Xe đồ chơi đi động này là những món đồ chơi giản dị, giá rẻ được máng lên những thanh sắt gắn đằng sau xe gắn máy ( biển số xe 36 ), người bán là thanh niên còn khá trẻ ( chưa tới 30 tuổi ), hình ảnh làm mình vương vấn nhất là em bé đi theo bố bán hàng. Em bé này nhỏ hơn Bông nhà mình 1 tháng  ( 21 tháng ). Trên cái xe gắn máy như ngôi nhà đi động của hai bố con, ngoài những món đồ chơi treo sau xe để bán, đằng trước là cái ghế cho bé ngồi, hai bên treo nào ba lô quần áo của bé, mũ bảo hiểm của bố, rồi giỏ đựng đồ chắc sữa hay đồ ăn gì đó. Mình lẩn thẩn tự hỏi mẹ bé đâu và tự trả lời chắc mẹ bé đi làm ca nên không ai trông bé nên bé đi theo bố bán hàng luôn chứ nếu mang bé đi gửi trẻ nữa thì tốn kém. Phòng mạch mở cửa từ 17h30 đến 21-22h, bé cứ thơ thẩn loanh quanh trên cái vỉa hè chưa đầy 4 mét vuông. Hôm nào trời mưa thì bố bắt ngồi yên vị ở cái ghế trên xe, nếu mưa to hắt vào người bé thì bố choàng cho con cái áo mưa của em bé. Cuộc sống của hai bố con nhà ấy có thể còn vất vả nhưng mình vẫn thấy ấm lòng vì trông cách ăn mặc của hai bố con đều tươm tất, mình nghĩ có một người vợ, người mẹ đang đợi họ ở một căn nhà trọ nào đó hoặc người phụ nữ đó cũng đang tất bật mưu sinh ở một nơi nào đó vì gia đình nhỏ bé của mình.


Và lần nào cũng vậy, nếu Thỏ hoặc Bông bị bệnh mà "có dịp" đi tới phòng mạch tư ấy mình cũng mua một món đồ chơi ở xe đồ chơi đi động ấy mặc cho chồng nhăn nhăn vì chồng không hưởng ứng đồ chơi Trung Quốc ( sợ Bông ngậm vào miệng nhưng Bông cũng lớn rồi, dặn dò cũng biết nghe). Có hôm trong khi chờ bác sỹ khám cho Bông mình cho Bông và bé đó chơi với nhau và mua sữa kêu Bông mời bạn uống.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2009

Một ngày của Thỏ

Hơn một tuần nay Thỏ bị ốm ( sốt virut và viêm phế quản

 ) uống kháng sinh nhiều người rộc đi thấy rõ, mắt lõ ra, uể oải chẳng cười chẳng hát. Chưa hết ốm nhưng hết sốt là mẹ bắt đi học lại vì nghỉ nhiều sợ mất bài. 


6h30: Thỏ dậy làm vệ sinh, ăn sáng và đi học.


7h30 - 11h : Học ở trường


11h - 13h30 : ăn trưa và ngủ trưa


14h - 16h30 : ăn xế và học chiều


16h30 : bố hoặc mẹ đón về


Nếu là ngày chẵn ( 2 - 4 - 6 ) thì cho Thỏ đi ăn tạm cái gì đó rồi chở thẳng đến nhà cô học thêm đến 19h.


19h30 - 21h : tắm rửa, ăn tối, xem qua bài vở 1 tí rồi soạn tập cho ngày mai, xem hoạt hình ở CN, uống sữa và đi ngủ.


Mấy hôm nay Thỏ bị bệnh nên mẹ đón Thỏ từ nhà cô về là chở thẳng đến phòng mạch tư khám bệnh. Hôm nào khám nhanh thì nửa tiếng là xong còn không thì tiếng rưỡi là bình thường. Mùa này sao nhiều người bị bệnh về đường hô hấp thế không biết. BV Nhi Đồng mấy hôm nay 1 ngày có 6000-7000 lượt trẻ em đến khám, mà SG có 2 BV Nhi Đồng ( 1 và 2 ) vậy là phải nhân 2 nữa, chưa kể rất nhiều em bé đến khám ở phòng mạch tư như Thỏ Bông chẳng hạn

.


Bạn Thỏ bé nhỏ của mẹ chưa đầy 7 tuổi mà vất vả quá, một ngày tính ra thời gian ở nhà ít hơn thời gian ở ngoài "xã hội". Nhịp sống càng ngày càng vội vã, trẻ em cũng bị cuốn theo guồng quay ấy

.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

tự răn

Sống ở trên đời người cũng vậy


Gian nan rèn luyện mới thành công


Dau
lúc này không cần LA vui


Dau
Đ chỉ cần LA bình tĩnh


vì đoạn đường LA đi cùng Thỏ còn dài lắm


đây chỉ là khó khăn khởi đầu thôi


Dau
cố gắng bản lĩnh lên LA


Dau
uh, cho hắn đi nha


nhưng tất cả mọi chuyện LA phải để Thỏ tự cảm nhận, tự ngộ ra, đừng ép Thỏ suy nghĩ,


LA hướng suy nghĩ của THỏ thôi


thobong
vụ Thỏ giờ sao Dau


kg dc sốt ruột hả


Dau
uh, chính thế bé


thobong
không làm hắn căng thẳng hả


Dau
LA đừng làm hắn căng thẳng


và cố gắng nêu gương


nêu gương, nghĩa là LA tìm cách làm sao cho Thỏ thấy là LA cũng đang học cái gì đó, và rất nỗ lực để vượt qua trong vui vẻ


 


 

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Viết cho con ( Ngọc sáng 7 tuổi )

Mẹ cảm thấy hối hận vì đã cho con học lớp tăng cường TA.

. Con lanh lẹ những chuyện thuộc về giao tiếp và xã hội, còn về học hành con chậm và sức khỏe kém ( ít ngủ ), lơ đễnh. Như vậy học càng lên cao con càng đuối. Hôm qua nói chuyện với cô Nguyên xong mẹ buồn, lo và thậm chí là sợ hãi nữa. Mẹ chưa biết tính sao, tương lai sẽ thế nào??? Thôi thì trước mắt hai mẹ con mình cùng nhau đánh vật với các bài toán, tiếng việt, đánh vật với giấc ngủ của con. Mẹ chấp nhận thức khuya dậy sớm ( lúc đó con còn say ngủ ) làm bớt việc nhà để dành nhiều thời gian cho con giải trí ngoài trời, kéo con ra khỏi màn hình TV và vi tính. Cho con thoải mái đầu óc trước khi học bài. Mẹ không đặt áp lực cho mẹ con mình phải đạt học sinh giỏi nữa, hạ chỉ tiêu học sinh tinh tướng cho đỡ căng thẳng. Mẹ sẽ động viên bố đồng ý cho con học thêm nhà cô P, để co kèm con sát sao hơn. Mẹ chịu khó về sớm chở con đến nhà cô P và rước con về. Như vậy thứ 7 con được giải lao và xuống nhà chị Bê xả hơi nguyên chiều thứ 7. Mẹ tìm kiếm giờ cho con đi học đàn. Học văn hóa làng nhàng thì phải đầu tư vài tài lẻ. Thôi thì mẹ phải tập với suy nghĩ mình chẳng phải thần đồng thi con mình cũng vậy. Con là con gái mẹ cũng chỉ mong con lớn lên xinh xắn, giao tiếp tốt, có công việc nhàn nhã và có tấm chồng tử tế. Chả mong gì nhiều con nhỉ? Mẹ cũng chẳng thể bổ đầu con ra mà nhét chữ vào được. Nhưng mẹ không đầu hàng, không buông xuôi, mẹ cùng con gian nan rèn luyện hàng ngày, hàng giờ với từng con toán, từng lời văn, từng giấc ngủ của con. Mẹ thề, mẹ hứa và chắc chắn mẹ sẽ làm... còn kết quả ra sao? dù có ra sao con vẫn là con mẹ, mẹ vẫn yêu con dù có lúc giận lên mẹ mắng chửi la rầy đánh đít thì cũng là lúc mẹ xả stress mà thôi. Cơn giận qua đi mẹ sẽ bình tâm lại, mẹ biết hải chấp nhận, phải làm gì cho kết quả không là tệ nhất.


Bây giờ mẹ càng nhìn rõ rằng không bao giờ, không đời nào mẹ đánh đổi sự bình yên của gia đình này lấy bất cứ điều gì cả. Vì vậy mẹ toàn tâm chiến đấu, toàn tâm suy nghĩ. Khi mình nghĩ về điều gì với tất cả tấm lòng, làm với tất cả tình thương, sự cố gắng thì kết quả không bao giờ tệ cả.


Hôm qua bác M nhắc lại 2 câu thơ của HCM


"...sống ở trên đời người cũng vậy


gian nan rèn luyện mới thành công."


Mẹ nhắm mắt làm, nghiến răng làm để giúp con có kết quả học tập tốt nhất trong khả năng của con, không kêu ca than vãn với chính mẹ cũng như với người ngoài. Và đặc biệt mẹ không so sánh con với bất cứ con cái nhà ai vì con là cá thể riêng biệt, con là con. Mẹ hứa đấy.